Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc chống co giật Phenytoin: Tác dụng, liều lượng và lưu ý khi dùng
- 25/11/2022 | Vai trò của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán động kinh
- 21/04/2023 | Nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép?
- 31/01/2024 | Trẻ bị động kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
- 31/10/2024 | Thuốc Gabapentin - Thuốc kiểm soát động kinh nhưng cần lưu ý khi sử dụng
- 15/01/2025 | Phenobarbital - Loại thuốc giúp an thần, chống động kinh
1. Tổng quan về tác dụng của thuốc Phenytoin
Phenytoin được tổng hợp theo dạng thuốc uống (viên nang, viên nén, hỗn dịch) hoặc thuốc tiêm. Đây là một loại thuốc chống động kinh có tác dụng kiểm soát tình trạng rối loạn co giật cục bộ hoặc toàn thể.
Thuốc Phenytoin giúp kiểm soát cơn co giật cục bộ hoặc toàn thể
Trong đó, cơ chế chống co giật của hoạt chất Phenytoin đến nay vẫn đang được nghiên cứu. Mặc dù vậy, phần đông giới khoa học đều cho rằng: Phenytoin tác động lên kênh Natri của tế bào thần kinh. Từ đó ngăn chặn phần nào hoạt động dẫn truyền theo hướng lặp lại, điều chỉnh giảm điện thế, giúp ngăn chặn sự lan truyền của sóng điện gây cơn động kinh.
2. Đối tượng được chỉ định dùng thuốc
Với tác dụng phòng ngừa co giật, những đối tượng thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc bao gồm:
- Người bị động kinh theo các dạng như động kinh lớn và động kinh của cục bộ.
- Người bị động kinh tâm thần vận động.
- Người cần điều trị rối loạn nhịp tim do tình trạng nhiễm độc Digitalis.
Phenytoin có thể được chỉ định trong điều trị động kinh
3. Chống chỉ định
Nếu thuộc một trong các nhóm đối tượng sau, bạn không nên dùng Phenytoin:
- Người gặp vấn đề về khả năng chuyển hóa Porphyrin.
- Người dị ứng với hoạt chất Phenytoin hay những thành phần khác trong thuốc.
- Người đang điều trị bằng thuốc Delavirdine.
4. Liều dùng tham khảo
Dưới đây là hướng dẫn liều lượng Phenytoin áp dụng cho người trưởng thành và trẻ nhỏ.
4.1. Liều dùng ở người trưởng thành
Phenytoin chủ yếu được sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Sau đây là liều lượng tham khảo:
- Nếu dùng theo đường uống: Liều lượng khởi đầu là từ 100 mg đến 125mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần. Sau 7 đến 10 ngày, liều dùng có thể được điều chỉnh, liều lượng duy trì thường trong khoảng 300 mg đến 400 mg/ngày.
- Nếu dùng theo đường tiêm tĩnh mạch: Liều lượng dao động từ 10mg đến 20 mg/kg, tốc độ tiêm không lớn hơn 50 mg/phút. Liều lượng tiêm duy trì vào khoảng 100 mg/lần, tốc độ không lớn hơn 50 mg/phút, hai lần tiêm liên tiếp cách nhau 6 đến 8 tiếng.
Bên cạnh đó, liều lượng sử dụng có thể điều chỉnh theo từng đối tượng, tình hình bệnh lý. Cụ thể:
- Với người cần điều trị rối loạn nhịp tim: Liều lượng 100mg/lần, mỗi ngày dùng thuốc 2 đến 4 lần.
- Với người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc người bị suy gan: Liều lượng áp dụng cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên cân nặng, tình trạng sức khỏe.
- Với người cần điều trị rối loạn nhịp tim do quá liều thuốc trợ tim Glycosid: Liều lượng 3.5mg đến 5mg/kg, thuốc được tiêm chậm vào tĩnh mạch với tốc độ không lớn hơn 50 mg/phút.
4.2. Liều dùng ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, liều lượng sử dụng Phenytoin thường thấp hơn người lớn, tùy chỉnh theo cân nặng. Trong đó:
- Nếu dùng theo đường uống: Liều lượng khởi đầu là từ 50 mg/ngày, chia thành 2 đến 3 lần dùng mỗi ngày. Đến giai đoạn duy trì, liều lượng áp dụng có thể vào khoảng 40mg đến 80mg/kg/ngày, chia thành 2 đến 3 lần dùng mỗi ngày.
- Nếu dùng theo đường tiêm tĩnh mạch: Liều tiêm vào khoảng 15mg đến 20mg/kg, với tốc độ tiêm không lớn hơn 50 mg/phút.
5. Hướng dẫn cách dùng
Cách dùng Phenytoin thay đổi tùy theo dạng bào chế. Theo đó, nếu dùng theo đường tiêm, quá trình tiêm thuốc luôn phải có sự giám sát của nhân viên y tế. Còn với nếu bổ sung theo đường uống, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn về liều lượng.
Nếu dùng theo đường uống, bạn hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
6. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Phenytoin
Một số tác dụng phụ thường xuất hiện khi người bệnh dùng thuốc Phenytoin là buồn ngủ, cảm thấy chóng mặt, nổi mề đay, lông mọc rậm, thị giác rối loạn,... Phản ứng phụ ít gặp hơn là buồn nôn, nổi hạch Lympho, khó tiêu.
Thậm chí trong một số trường hợp, người bệnh còn bị Lupus ban đỏ toàn thân, thiếu máu, lú lẫn,... Nếu tác dụng phụ không biến mất, bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc đi kiểm tra sức khỏe.
7. Khả năng tương tác của thuốc
Phenytoin có thể phản ứng với nhiều loại thuốc, hoạt chất. Chẳng hạn như:
- Amiodaron: Dễ khiến nồng độ thuốc trong huyết thanh tăng.
- Muối Calci: Ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Có thể làm giảm tác dụng của thuốc Phenytoin.
- Xanthin: Giảm khả năng hấp thụ Phenytoin.
- Verapamil và Nifedipin: Làm biến đổi lượng Phenytoin tự do.
Thuốc chống động kinh Phenytoin có khả năng phản ứng với nhiều loại thuốc khác
Ngoài ra, loại thuốc chống động kinh này khả năng tương tác với Rifampicin, Carbamazepin, Coumarin,... Vì vậy, nếu đang cần bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều phải thông báo cho bác sĩ biết trước khi được kê đơn điều trị bằng Phenytoin.
8. Lưu ý chung trước khi sử dụng Phenytoin
Khi được chỉ định điều trị bằng thuốc chống co giật Phenytoin, bạn cần lưu ý:
- Không nên uống rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc chống co giật Phenytoin. Bởi rượu dễ làm giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh.
- Nếu dùng thuốc chống co giật trong thời gian dài, bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ Folate trong huyết thanh định kỳ 6 tháng/lần, để bổ sung Acid Folic kịp thời trong trường hợp bị thiếu hụt.
- Người bệnh điều trị bằng Phenytoin cần phải có người giám sát. Vì loại thuốc này có thể khiến người bệnh hình thành ý định tự sát.
- Phenytoin thường gây buồn ngủ. Trường hợp phải lái xe hay điều khiển thiết bị máy móc, bạn cần thận trọng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú; bệnh nhân mắc bệnh nền như tiểu đường, suy gan, suy thận phải đặc biệt cẩn trọng khi dùng các loại thuốc chống động kinh như Phenytoin.
Bạn không nên uống rượu nếu đang phải dùng thuốc
Lưu ý: Các thông tin về liều dùng thuốc Phenytoin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc Phenytoin chuyên dùng trong điều trị phòng chống động kinh. Để quá trình dùng thuốc diễn ra an toàn, hạn chế rủi ro, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Với Phenytoin dạng tiêm, quá trình tiêm thuốc phải có sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu cảm thấy sức khỏe tinh thần đang gặp vấn đề, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!