Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc ho cho bé gồm những loại nào và sử dụng như thế nào?
- 10/04/2023 | Phân biệt các loại thuốc ho và thời điểm thích hợp cần sử dụng
- 11/04/2023 | Các loại thuốc ho cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng
- 03/01/2023 | Một số loại thuốc ho thường dùng nhất hiện nay
- 05/01/2023 | Giải đáp từ A - Z về thành phần, tác dụng của thuốc ho Bảo Thanh
1. Vì sao trẻ bị ho?
Trước khi tìm hiểu thuốc ho cho bé, cha mẹ nên tham khảo các nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Ho là một phản ứng của cơ thể đối với những yếu tố môi trường bên ngoài khi đang xảy ra viêm nhiễm tại đường hô hấp. Những cơn ho giúp cơ thể đẩy đờm và dịch tiết ra bên ngoài, ngăn cản sự xâm nhập của dị vật và giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.
Trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi, có đờm có thể là do những nguyên nhân sau:
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
- Do mắc phải các bệnh về đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm mũi, cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan,...
- Do bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,...
- Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ho ở trẻ, chẳng hạn như ho dị ứng, trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, do trẻ hít phải khói thuốc lá từ người khác, hoặc trẻ hít phải các hóa chất độc hại,...
Muốn điều trị hiệu quả tình trạng ho ở trẻ, cần dựa vào nguyên nhân gây ho. Các trường hợp trẻ bị ho do virus thường tự khỏi và không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Ngoại trừ các trường hợp trẻ bị ho nhiều và khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, còn những trường hợp khác không nên dùng thuốc.
2. Thuốc ho cho bé là gì?
Đây là loại thuốc có tác dụng giảm ho đối với các bé bị ho khan và tăng cơn ho để tống đờm ra ngoài đối với những bé đang bị ho có đờm. Cụ thể:
-Thuốc giảm ho: Loại thuốc này không được dùng đối với những trẻ em dưới 2 tuổi. Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc về lợi ích dùng thuốc và những nguy cơ rủi ro để quyết định có dùng thuốc cho trẻ hay không. Các loại thuốc giảm ho cho bé thông thường như Dextromethorphan, hydrocodone,.. Trường hợp tình trạng ho không nặng, bố mẹ có thể sử dụng các thuốc giảm ho nguồn gốc thiên nhiên như prospan, húng chanh,....
Cho trẻ hướng dẫn theo hướng dẫn của bác sĩ
- Thuốc long đờm: Loại thuốc này có tác dụng với những trường hợp bị ho có đờm. Những thành phần của thuốc sẽ làm giảm độ nhầy của đờm và giúp trẻ có thể dễ dàng hơn để ho ra chất đờm trong họng. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc ho này cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là vì ở nhóm đối tượng này đường hô hấp chưa phát triển toàn diện nên có thể khả năng ho ra chất nhầy còn kém. Vì thế, việc sử dụng thuốc có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Thuốc kháng histamin: Không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu cần thiết, thuốc cũng có thể được chỉ định đối với những trẻ dưới 2 tuổi và khi sử dụng thuốc, trẻ cần được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
3. Lưu ý khi dùng thuốc ho cho trẻ
Khi sử dụng thuốc ho cho bé, cha mẹ cần cẩn trọng và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt, hạn chế nguy cơ dùng thuốc quá liều do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn dán hay, do dùng quá nhiều loại thuốc ho cùng một lúc hoặc do cho con uống thuốc không đúng liều lượng.
Cần dùng đúng liều lượng thuốc
- Trong nhiều loại thuốc ho có thể chứa nhiều thành phần để điều trị đồng thời một số triệu chứng như nghẹt mũi, ho và sốt,... Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ hoặc không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể gây ra sự trùng lặp và liều lượng thuốc và cuối cùng dẫn tới việc dùng thuốc quá liều. Đối với một số trường hợp dùng quá liều thuốc thông mũi và thuốc kháng histamin còn có thể dẫn đến co giật. Do đó, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc ho cho bé, đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi.
- Khi cho con uống thuốc, các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, hiểu rõ về tên cũng như liều lượng thuốc phù hợp với trẻ.
- Nếu trẻ đang sử dụng loại thuốc khác, cha mẹ nên cung cấp thông tin với bác sĩ để hạn chế tương tác thuốc.
- Khi trẻ có biểu hiện bất thường, nghi ngờ là các tác dụng phụ của thuốc như buồn ngủ bất thường, bí tiểu, chướng bụng,... các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí sớm.
- Không tự ý cho trẻ dùng quá liều thuốc quy định, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Một số loại thuốc ho có thể gây ảnh hưởng đến sữa mẹ và gây phản ứng bất lợi đối với những đối tượng trẻ nhỏ đang bú mẹ. Vì thế, nếu đang cho con bú, các bác mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được gợi ý về các lựa chọn khác. Một số loại thuốc có chứa codein có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng như ức chế hô hấp, an thần quá mức, thậm chí gây tử vong cho trẻ bú mẹ. Do đó, nếu đang cho con bú thì bạn không nên dùng điều trị bằng codein.
- Đối với những trường hợp trẻ đã dùng thuốc ho nhưng không cải thiện sau 2-3 ngày, thậm chí tình trạng ho càng trở nên trầm trọng hoặc bạn cảm thấy lo lắng về loại thuốc mà con đang dùng hoặc trẻ dùng thuốc gặp phải các triệu chứng bất thường như thở nhanh, thở dốc, mất nước, đau tai,... thì cần đưa trẻ đi khám sớm.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm
- Ngoài việc sử dụng các loại thuốc ho cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cũng cần khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường miễn dịch. Đồng thời, nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc ho cho bé để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ tác dụng phụ. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!