Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc tiểu đêm: Cách sử dụng an toàn và hiệu quả
- 28/11/2022 | Bật mí cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu cực dễ
- 01/09/2023 | Các loại thuốc chữa tiểu đêm và lưu ý trong sinh hoạt để cải thiện bệnh
- 01/09/2023 | Chữa bệnh tiểu đêm tại nhà được không? Những lưu ý cần biết
1. Tình trạng tiểu đêm
Thông thường vào ban đêm, lượng nước tiểu cơ thể sản sinh ra ít hơn và có dạng cô đặc so với ban ngày. Nhờ vậy, chúng ta sẽ không phải thức dậy liên tục để đi vệ sinh.
Chứng tiểu đêm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của chúng ta.
Tuy nhiên, với những người mắc chứng tiểu đêm, họ thường xuyên phải đi tiểu tiện nhiều hơn 2 lần vào ban đêm. Tình trạng này ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, đồng thời đó là tính hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Tốt nhất khi gặp tình trạng tiểu đêm kéo dài, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Hiện tượng tiểu đêm thường xảy ra với bệnh nhân bị rối loạn nhịp thở trong khi ngủ, bệnh nhân rối loạn cân bằng nội môi glucose hoặc người có khả năng mắc bệnh về tim mạch. Tình trạng tiểu đêm này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là người già. Khi họ phải đi tiểu đêm nhiều lần, họ có thể gặp tai nạn, té ngã bất ngờ,… Ngoài ra, chứng tiểu đêm cũng có thể xuất hiện do thói quen ăn uống không khoa học.
2. Nguyên nhân gây hội chứng tiểu đêm?
Để điều trị hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm. Có thể điểm qua một số yếu tố gây ra hội chứng này như:
Mất cân bằng dịch là một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng tiểu đêm. Những người có thói quen uống nhiều nước trước khi đi ngủ thường gặp phải tình trạng tiểu đêm. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận mạn tính cũng có nguy cơ bị mất cân bằng dịch, dẫn tới tình trạng tiểu đêm. Lúc này, lượng nước tiểu chứa trong bàng quang được lấp đầy nhanh chóng, bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần giữa đêm để đi tiểu tiện.
Hội chứng tiểu đêm có thể xảy ra đối với người gặp vấn đề về thần kinh. Khi mắc chứng tiểu đêm, hệ thần kinh của người bệnh liên tục bị kích thích, não bộ phát tín hiệu cho biết bạn đang buồn đi tiểu khiến giấc ngủ bị gián đoạn và bạn buộc phải đi tiểu.
Một số vấn đề sức khỏe khác gây chứng tiểu đêm là: phình đại tuyến tiền liệt, rối loạn đường tiểu dưới hoặc rối loạn giấc ngủ. Khi phát hiện dấu hiệu nghi mắc những căn bệnh kể trên, bệnh nhân cần đi khám, điều trị dứt điểm để hạn chế nguy cơ mắc chứng tiểu đêm.
Phình đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần.
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cũng thường xuyên đi tiểu tiện nhiều lần trong đêm. Bởi vì kích thước thai nhi ngày càng lớn, gây chèn ép lên bàng quang khiến thai phụ lúc nào cũng buồn đi tiểu tiện. Người cao tuổi cũng là nhóm người thường mắc hội chứng tiểu đêm do quá trình lão hóa.
Tác dụng phụ của một số loại dược phẩm có thể khiến bệnh nhân đi tiểu đêm thường xuyên, đó là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc trị huyết áp cao,...
3. Khi nào chúng ta nên sử dụng tiểu đêm?
Việc sử dụng thuốc tiểu đêm có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sau khi thăm khám. Nhưng trước đó, bác sĩ sẽ khuyến khích áp dụng phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt. Đó là hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, đặc biệt là các loại nước có ga hoặc có cồn.
Song song với đó, người bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và sắp xếp thời gian đi ngủ đúng giờ. Đối với phụ nữ mang thai, để cải thiện hội chứng tiểu đêm, chị em có thể tham khảo và thực hiện một số bài tập Kegel.
Nếu các biện pháp kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn và kê cho bệnh nhân dùng thuốc tiểu đêm.
Khi nào nên sử dụng thuốc trị tiểu đêm là câu hỏi của nhiều người
4. Một số nhóm thuốc tiểu đêm an toàn và hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ trị chứng tiểu đêm, ví dụ như: nhóm thuốc Desmopressin, nhóm thuốc kháng Cholinergic, thuốc chẹn Alpha 1, nhóm thuốc kháng Androgen,…
4.1. Nhóm thuốc Desmopressin
Các loại thuốc thuộc nhóm Desmopressin có khả năng hạn chế quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài, giảm tần suất đi tiểu đêm. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Lưu ý, nhóm thuốc Desmopressin có thể gây một vài tác dụng phụ như: đau nhức đầu, tiêu chảy. Nếu các tác dụng phụ quá nghiêm trọng, người bệnh nên dừng thuốc và thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh lại đơn thuốc.
4.2. Nhóm thuốc kháng Cholinergic
Nhắc tới các loại thuốc tiểu đêm, chúng ta không thể bỏ qua nhóm thuốc kháng Cholinergic với tác dụng ngăn hoạt động của Acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh. Thông thường, Acetylcholine sẽ phát tín hiệu tới não bộ để bàng quang co thắt. Sau khi sử dụng thuốc kháng Cholinergic, hoạt động của Acetylcholine sẽ được kiểm soát, từ đó ức chế nhu cầu đi tiểu tiện vào ban đêm. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng nhóm thuốc này là: khô miệng, mắt nhìn mờ, tim đập nhanh, hay bị táo bón và ợ nóng,…
Nhóm thuốc kháng Cholinergic là thuốc tiểu đêm đem lại hiệu quả điều trị cao.
4.3. Thuốc chẹn Alpha 1
Để hạn chế hoạt động co cơ trơn tại bàng quang, giảm cảm giác muốn đi tiểu vào ban đêm, bệnh nhân có thể dùng thuốc chẹn Alpha 1. Một số tác dụng phụ cần lưu ý sau khi uống thuốc là đau nhức đầu, chóng mặt, có nguy cơ bị hạ đường huyết,... Do đó, việc uống thuốc đúng liều lượng và theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị là rất quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất.
4.4. Nhóm thuốc kháng Androgen
Nhóm thuốc kháng Androgen hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm khá tốt, thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào tuyến tiền liệt. Từ đó, hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt được hạn chế, bàng quang không bị chèn ép, tình trạng tắc nghẽn niệu đạo được giải quyết. Nhờ vậy, người bệnh đi tiểu tiện dễ dàng hơn, đồng thời giảm tần suất đi tiểu tiện vào ban đêm. Thuốc kháng Androgen có thể ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, ví dụ như: làm giảm ham muốn, giảm khả năng cương cứng dương vật hoặc gây tình trạng rối loạn xuất tinh ở nam giới.
5. Lưu ý bạn nên biết khi dùng thuốc tiểu đêm
Hầu hết các loại thuốc tiểu đêm đều là thuốc kê đơn, bệnh nhân không tự ý dùng, thay vào đó cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Để thuốc phát huy tối đa công dụng, người bệnh nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không tự mình tăng/giảm liều thuốc hoặc ngừng sử dụng.
Các bạn có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, người đã và đang mắc bệnh liên quan tới thận, gan và huyết áp hoặc đang uống các loại thuốc khác thì cần thông báo chi tiết với bác sĩ. Dựa vào thông tin này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhằm cải thiện hội chứng tiểu đêm, đồng thời hạn chế tác dụng phụ xảy ra.
Thuốc có thể gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Nếu tác dụng phụ của thuốc quá nghiêm trọng, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Song song với điều trị bằng thuốc, người bệnh hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, thường xuyên vận động để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về một số loại thuốc tiểu đêm và cách sử dụng thuốc hiệu quả. Khi mắc chứng tiểu đêm, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!