Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về xét nghiệm ROTEM
- 09/06/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Anti Thrombin III trong đánh giá tình trạng đông máu
- 08/12/2021 | Thông tin về các loại xét nghiệm đông máu hiện nay
- 28/10/2021 | Góc giải đáp: Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
- 17/12/2021 | Xét nghiệm yếu tố đông máu: ý nghĩa và quy trình thực hiện
1. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
Khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn để có thể bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều. Quá trình này được gọi là quá trình đông máu. Một số yếu tố tham gia vào quá trình đông máu có thể kể đến là tế bào máu, Prothrombin, Fibrinogen, Thromboplastin, Prothrombinase, Thromboplastin,…
Cơ chế đông máu giúp giảm nguy cơ mất máu nhiều
-
Cơ chế đông máu sẽ được diễn ra như sau:
Ngay khi nội thành mạch máu bị tổn thương, phản ứng đông máu sẽ nhanh chóng được kích hoạt. Trước hết, tiểu cầu sẽ tạo ra nút có tác dụng che kín những vết rách nhỏ li ti. Sau khi những nút này tiếp xúc với sợi Collagen của mạch máu, chúng sẽ nhanh chóng phồng to hơn và trở nên xù xì hơn để tạo thành một nút chặn ở vị trí bị thương.
Tiếp đó, những yếu tố đông máu sẽ thực hiện nhiệm vụ tạo nên cục máu đông và mạng lưới tơ huyết để ngăn các tế bào máu lại. Khi cục máu đông đủ để bịt kín vết thương thì người bệnh sẽ được cầm máu và tránh được nguy cơ mất máu quá nhiều.
Khi bạn bị thương nhưng cơ thể không có đủ các yếu tố đông máu thì sẽ có thể dẫn tới máu bị chảy ồ ạt và không đông lại được. Tình trạng này rất nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ tử vong khi cơ thể bị chảy máu quá nhiều.
Tuy nhiên, các yếu tố đông máu cũng có thể dẫn tới tình trạng hình thành các cục máu đông gây cản trở sự lưu thông máu, tắc mạch máu và cũng có nguy cơ khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cơ thể cũng không thể thiếu những chất chống đông máu.
2. Xét nghiệm ROTEM là gì và có lợi ích như thế nào?
2.1. Xét nghiệm ROTEM là gì?
Đây là một kỹ thuật dùng để đo độ đàn hồi cục máu dựa trên mẫu máu toàn phần đã được citrate hóa. Loại máy đặc biệt này có thể phân tích và ghi lại tất cả các chỉ số khác nhau, sự tương tác của các thành phần trong quá trình đông máu nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh và phẫu thuật cấp cứu.
-
Biểu đồ ROTEM bao gồm:
+ Giai đoạn đông máu được tính từ khi thực hiện xét nghiệm đến khi cục máu đông có thể đạt được độ bền tối đa.
+ Giai đoạn tiêu sợi huyết: Được thực hiện sau giai đoạn đông máu và cũng là giai đoạn kết thúc xét nghiệm.
-
Trên biểu đồ ROTEM sẽ cho biết các thông số sau:
+Clotting time: Là thời gian bắt đầu quá trình đông máu cho đến khi đạt biên độ 2mm.
+ Clot formation time: Là thời gian thể hiện độ bền cục máu đông nhờ vào một số yếu tố như tiểu cầu, fibrinogen. Khoảng thời gian này được tính từ khi cục máu đạt biên độ 2mm đến 20 mm.
+ A5 hoặc A10: Là thời gian xảy ra giai đoạn hình thành cục máu đông.
+ Góc α: Được hình thành giữa đường ngang và đường tiệm cận đường đông máu ở thời điểm cục máu đông đạt biên độ 2 mm.
+ Maximal clot firmness: Chính là chỉ số biên độ tối đa của cục máu đông trước khi chuyển sang quá trình tiêu sợi huyết.
+ Maximum lysis chính là chỉ số đánh giá độ tiêu huyết tối đa.
2.2. Lợi ích của xét nghiệm ROTEM
Những xét nghiệm đông máu thông thường cần ít nhất 30 phút mới có thể cho kết quả. Đối với những trường hợp không khẩn cấp thì 30 phút không phải là thời gian quá lâu và người bệnh hoàn toàn có thể chờ đợi được. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khẩn cấp, những trường hợp cấp cứu thì việc rối loạn đông máu không rõ nguyên nhân trong khoảng 30 phút là vô cùng chậm trễ và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh do mất quá nhiều máu.
Với xét nghiệm ROTEM, các thông số nhận được sẽ giúp các bác sĩ có thể dự đoán được biên độ cục máu đông chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn là từ 5 đến 10 phút.
Như vậy, thay vì phải chờ đợi ít nhất 30 phút mới có được kết quả, các bác sĩ sẽ có thể nhanh chóng đưa ra hướng dẫn truyền máu cũng như các chế phẩm của máu chỉ sau 5 đến 10 phút kể từ khi thực hiện xét nghiệm.
Phương pháp xét nghiệm ROTEM đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các trường hợp phẫu thuật có nguy cơ gây chảy máu nhiều, chẳng hạn như phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật sản khoa, phẫu thuật ghép gan hay ghép tim.
Ngoài ra, những chỉ số trên biểu đồ ROTEM còn có thể cho biết về hiệu quả của một số loại thuốc cầm máu và một số hoạt chất chống đông máu. Qua đó, các bác sĩ sẽ cải thiện được hiệu quả điều trị và giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị.
Có thể nói rằng, xét nghiệm ROTEM là một kỹ thuật mang nhiều ưu điểm và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y khoa. Kỹ thuật này có thể được tiến hành tại chỗ, tiếp cận nhanh nhất và gần nhất với người bệnh, thời gian cho kết quả nhanh chóng(có thể thực hiện ngay trong quá trình phẫu thuật hay cấp cứu), đồng thời xét nghiệm này cũng cho biết nhiều chỉ số hữu ích để các bác sĩ có thể phân tích chi tiết hơn về các vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình đông cầm máu.
Để được hiểu rõ hơn về vấn đề đông cầm máu, về các loại xét nghiệm đông máu hoặc có những biểu hiện bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cho bạn.
Hiện nay, MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán bệnh. MEDLATEC được đầu tư quy mô về hệ thống máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ xét nghiệm tại đây.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!