Tin tức
Góc giải đáp: Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
- 04/04/2020 | Yếu tố đông máu và xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu của cơ thể
- 28/05/2020 | Ý nghĩa nghiệm pháp rượu đối với bệnh lý đông máu rải rác nội mạch
- 09/06/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Anti Thrombin III trong đánh giá tình trạng đông máu
- 21/04/2020 | Vai trò của thrombin trong quá trình đông máu
- 04/05/2020 | Bạn đã biết gì về quá trình đông máu trong cơ thể
1. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
1.1. Đông máu là gì?
Hiện tượng đông máu là khi một protein hòa tan trong máu chuyển hóa thành một sợi huyết dạng gel rắn. Chức năng của sợi huyết này chính là lấp đầy vị trí thành mạch bị đứt hoặc tổn thương nhằm ngăn ngừa được tình trạng chảy máu, đồng thời hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra do cơ thể mất quá nhiều máu.
Đông máu giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều
1.2. Quá trình đông máu diễn ra như thế nào?
- Bình thường, máu ở trạng thái lỏng và dễ dàng lưu thông trong lòng mạch. Trong trường hợp lòng mạch bị tổn thương thì máu sẽ đông lại thành cục để ngăn chặn tình trạng chảy máu.
- Quá trình đông máu - cầm máu được diễn ra nhằm đảm bảo dòng máu được lưu thông và đồng thời cầm máu nhanh chóng trong trường hợp mạch máu bị tổn thương, hoặc mạch máu bị đứt.
- Quá trình đông máu được diễn ra nhờ những yếu tố vật lý và các protein huyết tương. Trong đó:
-
Yếu tố vật lý bao gồm mức độ tổn thương thành mạch, độ trơn láng của nội mạc lòng mạch, tốc độ máu chảy cũng như độ nhớt của máu,…
-
Các protein huyết tương: Là những yếu tố đông máu, chống đông máu, yếu tố làm tan những cục máu đông, tiểu cầu hay một số loại enzyme.
Khi thành mạch bị tổn thương, nút tiểu cầu được hình thành để lấp đầy mạch máu bị tổn thương
- Đông máu: Rất nhiều người thắc mắc “quá trình đông máu diễn ra như thế nào”. Đây là quá trình bao gồm một chuỗi phản ứng liên tiếp, bao gồm:
-
Hình thành phức hệ prothrombinase bằng đường nội sinh và đường ngoại sinh: Trong đó, đường nội sinh là khi thành mạch bị tổn thương làm lộ lớp dưới nội mạc mang điện tích âm. Còn đường ngoại sinh chính là các yếu tố tham gia hoạt hóa.
-
Hình thành thrombin: Thrombin rất quan trọng trong quá trình đông máu cũng như cầm máu. Việc tạo ra nhiều thrombin sẽ giúp cho quá trình đông máu được tiếp tục diễn ra.
-
Hình thành fibrin: Các chuyên gia cho biết, Thrombin sẽ thủy phân fibrinogen và kết quả là tạo ra fibrin đơn phân. Sau đó, những fibrin này sẽ kết hợp lại tạo thành sợi fibrin hình thành cục máu đông. Cục máu đông hay còn được hiểu là một khối gel hóa, gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, với tác dụng trong việc ngăn chặn tình trạng chảy máu.
Khi vùng mạch tổn thương bị sẹo hóa thì những cục máu đông này sẽ tan ra để lòng mạch được thông thoáng và tiếp tục thực hiện lưu thông tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
2. Rối loạn quá trình đông máu có nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn đông máu vô cùng nguy hiểm với một số triệu chứng như sau:
-
Người bệnh hay bị chảy máu cam hoặc chảy máu răng, chảy máu lợi.
-
Các trường hợp bị chảy máu quá nhiều sau khi trải qua một số loại phẫu thuật, chấn thương.
-
Cơ thể thường xuyên bị chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân.
-
Trên cơ thể xuất hiện những vết tụ máu nhưng không rõ nguyên nhân.
-
Ở phụ nữ, rối loạn đông máu còn dẫn đến những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như ngày kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nhiều hơn bình thường.
-
Bệnh nhân xuất hiện một số biểu hiện giống như bị thiếu máu đó là tình trạng người mệt mỏi, da tái xanh và thường xuyên bị đau đầu.
-
Xuất hiện huyết khối.
Rối loạn đông máu rất nguy hiểm
Rối loạn đông máu rất nguy hiểm. Khi rối loạn đông máu, máu của người bệnh chảy nhiều mà không thể diễn ra quá trình đông máu như bình thường. Rối loạn đông máu có thể là do máu bị thiếu protein hoặc những protein trong máu gặp bất thường, do thiếu hụt yếu tố đông máu hoặc một số yếu tố đông máu bị bất thường.
Một số bệnh thường gặp liên quan đến yếu tố đông máu như rối loạn chức năng và hình thái tiểu cầu, bệnh nhân bị thiếu vitamin K, do tình trạng thành mạch bị tổn thương dẫn tới biến đổi cấu trúc thành mạch, do di truyền (bệnh hemophilia A hay hemophilia B,...)
Một tình trạng rối loạn đông máu khác có thể gặp phải là tăng đông. Hiện tượng này xảy ra khi các yếu tố đông máu tăng hoạt hóa, hay cũng có thể là do cục máu đông gây tắc mạch máu,… Một số nguyên nhân gây tăng đông là:
-
Đối với tăng đông tiên phát: Nguyên nhân thường gặp là do tăng cường tạo fibrin vì thiếu hụt AT III hoặc thiếu hụt protein C,...
-
Tăng đông thứ phát: Thường gặp ở những bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch, bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp,…
Xét nghiệm để đánh giá quá trình rối loạn đông máu
Để đánh giá quá trình rối loạn đông máu, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi với mục đích đánh giá số lượng tiểu cầu trong máu
- Xét nghiệm để nắm rõ về thời gian máu chảy, thời gian máu đông từ đó phát hiện ra những bất thường trong quá trình đông máu.
- Thực hiện một số loại xét nghiệm các yếu tố đông máu.
- Thực hiện một số xét nghiệm PT, aPTT, TT, Fibrinogen.
- Thực hiện xét nghiệm độ tập trung tiểu cầu với mục đích đánh giá chức năng của tiểu cầu.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Quá trình đông máu diễn ra như thế nào”. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm hoặc có dấu hiệu bất thường và có mong muốn được xét nghiệm đánh giá quá trình đông máu có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm.
Để chẩn đoán rối loạn đông máu, bệnh nhân cần thực hiện kết hợp một số loại xét nghiệm cần thiết. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về một kết quả chính xác khi lựa chọn thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!