Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về bảng dinh dưỡng các loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam
- 01/08/2023 | Các loại thực phẩm dinh dưỡng nhất bạn không nên bỏ qua
- 01/09/2023 | Chất béo thực vật là gì và giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể
- 06/09/2024 | Dinh dưỡng cho người tập thể hình: Nguyên tắc xây dựng thực đơn và gợi ý chi tiết
1. Dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là tất cả các dưỡng chất mà cơ thể tiêu thụ, dung nạp mỗi ngày bao gồm các hoạt động ăn uống, chuyển hóa, hấp thu vào các cơ quan sau đó bài tiết lượng dư thừa ra ngoài.
Các nhóm dưỡng chất chính tồn tại trong thực phẩm là:
Protein hay chất đạm: Là thành phần cơ bản trong cấu tạo nên tế bào, tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, vận chuyển oxy,… Khi đi vào cơ thể, protein sẽ được chuyển hóa thành các acid amin tham gia vào hoạt động miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
● Carbohydrates hay tinh bột: Là nguồn năng lượng chính cho tất cả các hoạt động của cơ thể. Sau khi vào cơ thể, carbohydrates sẽ được phân giải thành các glucose sau đó vận chuyển đến tế bào để tạo ra ATP. Lượng glucose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành glycogen và dữ trữ trong gan, cơ vân để sử dụng khi cơ thể cần.
● Lipid hay chất béo: Không chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng mà còn thúc đẩy cơ thể chuyển hóa và hấp thu các vitamin, đặc biệt là vitamin tan trong dầu như A, E, D, K. Ngoài ra, chất béo còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu.
Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cơ thể
● Chất xơ: Đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa, có nguồn gốc từ thực vật. Chất xơ là một loại carbohydrate mà cơ thể không thể phân hủy được. Khi vào cơ thể, chất cơ hòa tòa sẽ được hòa tan bởi chất lỏng trong đường ruột. Đối với chất xơ không hòa tan sẽ chuyển hóa lên men trong ruột già, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa và tăng khối lượng phân để dễ dàng tống ra ngoài.
● Vitamin và chất khoáng: Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng không thể thiếu đối với cơ thể. Có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, mỗi loại đóng một vai trò nhất định đối với sức khỏe. Chẳng hạn: Vitamin A giúp ngăn ngừa bệnh về mắt và tăng cường chức năng miễn dịch, Vitamin B tham gia tổng hợp tế bào miễn dịch, Vitamin C là chất chống oxy hóa, tham gia tổng hợp collagen,… Các chất khoáng nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến bệnh lý như thiếu Iot gây bướu cổ, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, thiếu canxi sẽ bị loãng xương, trẻ chậm phát triển, còi xương,…
Vitamin và chất khoáng là nhóm dinh dưỡng không thể thiết với cơ thể
2. Bảng dinh dưỡng các loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam
Dưới đây là bảng dinh dưỡng của một số loại thực phẩm phổ biến thường được sử dụng trong chế độ ăn của người Việt theo sách bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm Việt Nam do Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế phát hành. Thành phần sẽ bao gồm glucid, chất xơ, lipid, protein và calo (năng lượng) có trong 100g cân nặng thực phẩm.
Bảng dinh dưỡng các thành phần có trong thực phẩm từ động vật
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g các thực phẩm nguồn gốc động vật được thống kê như sau:
Thực phẩm (100g) |
Glucid |
Lipid |
Protein |
Calo |
Ba chỉ Việt |
0 |
53 |
9 |
518 |
Bắp bò |
0 |
6 |
34 |
201 |
Chim cút, thịt và mỡ |
0 |
12 |
20 |
192 |
Cánh gà, thịt và da |
0 |
16 |
18 |
222 |
Cua biển (xanh) |
0 |
2 |
18 |
87 |
Cá chép |
0 |
5.5 |
18 |
127 |
Cá cơm |
0 |
4.8 |
20.4 |
131 |
Cá nục |
0.5 |
7 |
24 |
114 |
Cá rô phi |
0 |
2 |
20 |
96 |
Dạ dày bò |
0 |
3.5 |
12.5 |
85 |
Dạ dày lợn |
0 |
10 |
17 |
159 |
Gan bò |
4 |
4 |
20 |
135 |
Gan gà |
0 |
5 |
17 |
116 |
Gan lợn |
2 |
4 |
21 |
134 |
Mực nang |
1.2 |
1.2 |
16.5 |
79 |
Mực ống |
3.5 |
0 |
14 |
93 |
Nghêu |
3 |
1 |
13 |
74 |
Sườn bò (nạc và mỡ) |
0 |
26 |
17 |
306 |
Tai lợn |
1 |
15 |
22 |
234 |
Thịt bò tươi (cả con - cả nạc lẫn mỡ) |
0 |
22.5 |
17.5 |
278 |
Thịt chân lợn (nạc và mỡ - phần hông) |
0 |
16 |
19 |
222 |
Thịt chân lợn (nạc và mỡ) |
0 |
19 |
17.5 |
245 |
Thịt chân lợn (nạc - phần phía hông) |
0 |
5 |
21 |
137 |
Thịt chân lợn (nạc) |
0 |
5.5 |
20.5 |
136 |
Thịt dê |
0 |
2 |
21 |
109 |
Thịt gà xay |
0 |
8 |
17 |
143 |
Thịt vai (nạc và mỡ) |
0 |
18 |
17 |
236 |
Thịt vai (nạc) |
0 |
7 |
20 |
148 |
Thịt ức bò (nạc và mỡ) |
0 |
19 |
18.5 |
251 |
Thịt ức bò (phần nạc) |
0 |
7 |
21 |
155 |
Tim bò |
0 |
3.5 |
18 |
112 |
Tim gà |
1 |
9 |
16 |
153 |
Tim lợn |
1 |
4 |
17 |
118 |
Trứng chim cút sống |
0 |
11 |
13 |
158 |
Trứng cá |
4 |
18 |
25 |
252 |
Trứng gà ác |
2 |
12 |
11 |
167 |
Trứng gà rán |
1 |
15 |
14 |
196 |
Trứng gà sống, lòng trắng |
1 |
0 |
10 |
47 |
Trứng gà sống, lòng đỏ |
4 |
27 |
16 |
317 |
Trứng gà sống |
1 |
10 |
13 |
143 |
Trứng gà rán |
1 |
15 |
14 |
196 |
Trứng gà sống, lòng trắng |
1 |
0 |
10 |
47 |
Tôm hùm gai |
2.4 |
1.5 |
20.5 |
112 |
Tôm hùm phương bắc |
0.7 |
0.7 |
19 |
90 |
Tôm |
0 |
0 |
16 |
100 |
Đuôi lợn |
0 |
33 |
18 |
378 |
Đùi gà, thịt và da |
0 |
15 |
17 |
211 |
Đùi gà, thịt |
0 |
4 |
20 |
119 |
Ốc |
3.5 |
0 |
18 |
89 |
Ức gà, thịt và da |
0 |
9 |
21 |
172 |
Ức gà, thịt |
0 |
1 |
23 |
110 |
Đuôi lợn |
0 |
33 |
18 |
378 |
Đùi gà, thịt và da |
0 |
15 |
17 |
211 |
Đùi gà, thịt |
0 |
4 |
20 |
119 |
Bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật phổ biến
Thực phẩm nguồn gốc động vật có nguồn năng lượng và protein cao
Bảng dinh dưỡng các thành phần có trong thực phẩm từ thực vật
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g các thực phẩm nguồn gốc thực vật được thống kê như sau:
Thực phẩm (100g) |
Glucid |
Chất xơ |
Lipid |
Protein |
Calo |
Bánh mì |
48 |
4 |
4 |
1 |
266 |
Bí xanh (baby) |
3 |
1 |
0 |
3 |
21 |
Bí đao |
3 |
1 |
0 |
0 |
14 |
Bông hẹ |
4 |
3 |
1 |
3 |
30 |
Bưởi |
10 |
1 |
0 |
1 |
38 |
Bầu |
4 |
0 |
0 |
1 |
20 |
Bắp ngô ngọt |
19 |
3 |
1 |
3 |
86 |
Cam (quả) |
12 |
2 |
0 |
1 |
47 |
Chanh (quả) |
11 |
3 |
0 |
1 |
30 |
Chanh dây |
23 |
10 |
1 |
2 |
97 |
Chuối |
23 |
3 |
0 |
1 |
89 |
Chôm chôm |
21 |
1 |
0 |
1 |
82 |
Cà chua vàng/cam |
3 |
1 |
0 |
1 |
15 |
Cà chua xanh |
5 |
1 |
0 |
1 |
23 |
Cà rốt |
10 |
3 |
0 |
1 |
41 |
Cà tím |
6 |
3 |
0 |
1 |
24 |
Cải bắp |
6 |
3 |
0 |
1 |
25 |
Cải cúc/rau tần ô |
3 |
3 |
1 |
3 |
24 |
Cải ngồng/cải rổ |
4 |
3 |
1 |
1 |
22 |
Cải thìa |
2 |
1 |
0 |
1 |
9 |
Cải thảo |
3 |
1 |
0 |
1 |
16 |
Cải xoong/xà lách xoong |
1 |
0 |
0 |
2 |
11 |
Cần tây |
4 |
2 |
0 |
1 |
16 |
Củ cái trắng |
3 |
1 |
0 |
1 |
14 |
Củ diếp xoắn |
18 |
0 |
0 |
1 |
73 |
Củ dền |
10 |
3 |
0 |
2 |
43 |
Củ hành |
9 |
2 |
0 |
1 |
40 |
Củ nghệ (gia vị) |
65 |
21 |
10 |
8 |
354 |
Dâu tây |
8 |
2 |
0 |
1 |
32 |
Dưa chuột có vỏ |
4 |
0 |
0 |
1 |
15 |
Dưa chuột gọt vỏ |
2 |
1 |
0 |
1 |
12 |
Dưa cải bắp |
5 |
1.5 |
0 |
1 |
25 |
Dưa cải bẹ |
4.5 |
2 |
0 |
2 |
17 |
Dưa gang |
7 |
1 |
0 |
1 |
28 |
Dưa hấu |
8 |
0 |
0 |
1 |
30 |
Dưa lưới/dưa lê |
9 |
1 |
0 |
1 |
36 |
Dứa |
13 |
1 |
0 |
1 |
50 |
Dừa, nước |
4 |
1 |
0 |
1 |
19 |
Giá đỗ |
7.5 |
2 |
0 |
5.5 |
44 |
Gạo nâu/gạo lức |
77 |
4 |
3 |
8 |
370 |
Gạo nếp |
82 |
3 |
1 |
7 |
370 |
Gạo trắng |
79 |
3 |
1 |
6 |
360 |
Gừng |
18 |
2 |
1 |
2 |
80 |
Hoa chuối |
5.5 |
2 |
0 |
1.5 |
20 |
Hành lá |
7 |
3 |
0 |
2 |
3 |
Húng quế |
3 |
2 |
1 |
3 |
23 |
Hạnh nhân |
22 |
12 |
49 |
21 |
575 |
Khổ qua (quả) |
4 |
3 |
0 |
1 |
17 |
Mít |
24 |
2 |
0 |
1 |
94 |
Măng tre |
6 |
4 |
0 |
2 |
14 |
Măng tây |
4 |
2 |
0 |
2 |
20 |
Mướp tây/đậu bắp |
7 |
3 |
0 |
2 |
31 |
Mướp |
3.5 |
0.5 |
0 |
1 |
16 |
Mận |
11 |
1 |
0 |
1 |
46 |
Nho |
18 |
0 |
0 |
1 |
69 |
Nước cam |
10 |
0 |
0 |
1 |
45 |
Nước chanh |
9 |
0 |
0 |
0 |
25 |
Nấm hương tươi |
6 |
3 |
0.5 |
5.5 |
40 |
Rau ngót |
6 |
2.5 |
0 |
5.3 |
36 |
Rau ngổ |
4.5 |
2 |
0 |
1.5 |
16 |
Rau thì là |
7 |
2 |
1 |
3 |
43 |
Rau đay |
5 |
1.5 |
0 |
2.8 |
25 |
Ổi |
14 |
5 |
1 |
3 |
68 |
Ớt phơi khô |
70 |
29 |
6 |
11 |
324 |
Ớt xanh |
9 |
1 |
0 |
2 |
40 |
Đậu/đỗ xanh |
63 |
16 |
1 |
24 |
347 |
Đậu/đỗ đen |
62 |
15 |
1 |
22 |
341 |
Đậu/đỗ đỏ |
61 |
15 |
1 |
23 |
337 |
Bảng thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật phổ biến
Thực phẩm nguồn gốc thực vật có hàm lượng chất xơ cao
Bảng dinh dưỡng chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tốt nhất bạn nên phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ để biết tình trạng sức khỏe, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!