Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị viêm tủy xương hiệu quả
- 10/06/2021 | Bỏ túi mọi thông tin cần nhất liên quan đến bệnh đa u tủy xương
- 27/07/2021 | Giải đáp thắc mắc: Sinh thiết tủy xương có đau không?
- 03/04/2021 | Viêm tủy xương: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Viêm tủy xương là bệnh gì?
Viêm tủy xương là bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính ở xương. Nguyên nhân chính gây bệnh là do một số loại vi khuẩn, phổ biến là tụ cầu vàng. Chúng tồn tại ở bất kỳ vị trí viêm nhiễm nào trên cơ thể rồi xâm nhập vào xương thông qua:
-
Đường máu: Vi khuẩn từ máu sau khi đã xâm nhập được vào các tổ chức của xương sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, chủ yếu là ở đốt sống và vùng xương chưa trưởng thành.
-
Đường kế cận: Vi khuẩn từ những vùng phần mềm bị viêm nhiễm xâm nhập trực tiếp vào xương. Tình trạng này thường gặp nhất là thời điểm sau khi phẫu thuật hoặc bị gãy xương hở.
Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm tủy xương
-
Tổn thương mạch máu và thần kinh: Điều này sẽ gây thiếu máu làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào xương.
Thông thường, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tủy xương. Nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ khiến cho các khớp bị cứng lại hay thậm chí là làm phá hỏng xương. Chính vì vậy, cần phải điều trị viêm tủy xương kịp thời để tránh gây ra những biến chứng xấu.
2. Viêm tủy xương có dấu hiệu như thế nào?
Tùy theo tình trạng viêm tủy xương mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
2.1. Viêm tủy xương cấp tính
Tình trạng viêm tuỷ này thường xuất hiện ở trẻ em với những dấu hiệu sau:
-
Nhiễm trùng toàn thân: Tình trạng này thường đi kèm với các biểu hiện như sốt cao hoặc lạnh run. Đặc biệt, khi phần mềm ở gần xương xuất hiện các nốt ban đỏ kèm triệu chứng sưng phồng thì chứng tỏ viêm tuỷ xương đã chuyển biến khá nặng.
-
Đau tại các khớp và xương: Đây là nguyên nhân làm ảnh đến khả năng đi lại của người bệnh. Nếu viêm tuỷ xương tiến triển nặng sẽ khiến cho các cơn đau này càng lúc càng nghiêm trọng hơn.
-
Sưng mủ ở vùng viêm: Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài rất dễ hình thành các ổ áp xe tại vị trí đó. Kèm theo đó là tình trạng sưng và nóng ở vùng bị viêm. Ở một số trường hợp còn bị chảy mủ có mùi tanh ra ngoài.
Viêm tuỷ xương khiến cho người bệnh bị đau tại các khớp
Ở người lớn, viêm tủy xương thường chỉ xuất hiện ở vùng đốt sống đĩa đệm. Điều này sẽ gây ra những cơn đau khó chịu, làm rối loạn đại tiểu tiện, hạn chế khả năng vận động hay thậm chí là liệt nếu như tình trạng viêm làm chèn ép lên các dây thần kinh. Chính vì vậy, cần phải điều trị viêm tủy xương kịp thời.
2.2. Viêm tủy xương mạn tính
Viêm tủy xương mạn tính thường không có dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng lúc ban đầu thường xuất hiện xen kẽ nhau. Tuy nhiên, tình trạng viêm này khá nguy hiểm. Biểu hiện thường gặp nhất là xuất hiện lỗ rò từ xương ra ngoài da. Mủ sẽ chảy ra từ đây và đôi khi còn kèm theo mảnh xương chết.
Trong trường hợp lỗ rò bị tắt làm cho dịch mủ không thể thoát ra ngoài và tụ lại thì tình trạng nhiễm khuẩn sẽ dễ dàng tái phát.
3. Biến chứng của viêm tủy xương là gì?
Nếu không chẩn đoán cũng như điều trị viêm tủy xương đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng dưới đây:
-
Áp xe.
-
Viêm khớp nhiễm khuẩn.
-
Xương bị biến dạng.
-
Gặp phải tình trạng gãy xương bệnh lý.
-
Nhiễm trùng máu.
-
Viêm khớp nhiễm khuẩn.
-
Nhiễm khuẩn vùng phần mềm kế cận.
-
Còi xương ở trẻ.
-
Ung thư biểu mô tế bào vảy.
4. Chẩn đoán viêm tủy xương bằng cách gì?
Viêm tủy xương cấp tính rất dễ âm thầm biến chứng thành mãn tính. Chính vì vậy, cần phải chẩn đoán được sớm bệnh thông qua những phương pháp sau:
-
Thăm khám các triệu chứng lâm sàng tại những vị trí bị viêm hoặc nhiễm trùng toàn cơ thể.
-
Chụp X-quang để biết được phản ứng màng xương, tình trạng phù mô mềm hay phát hiện ra những bất thường của xương. Thông thường, những tổn thương chỉ thể hiện rõ ràng qua hình ảnh X-quang sau khi tình trạng viêm tủy xương phát triển ít nhất từ 2 đến 4 tuần.
Chụp X-quang để chẩn đoán được viêm tuỷ xương
-
Cộng hưởng từ được chỉ định để phát hiện sớm được viêm tủy xương trong vòng từ 3 đến 5 ngày kể từ thời điểm khởi phát.
-
Chụp cắt lớp để quan sát sự thay đổi của phần mềm sau khi bị viêm.
-
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tình trạng bạch cầu hay chỉ số máu lắng tăng cao,…
-
Chụp xạ hình xương để chẩn đoán sớm viêm tủy xương được đánh giá khá cao. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp phát hiện sớm được những căn bệnh như u xương, ung thư xương, chấn thương kín ở bên trong xương hay hoại tử vô mạch,…Tuy nhiên, để thực hiện được chụp xạ hình xương thì cơ sở y tế đó cần phải đạt yêu cầu về thiết bị và trình độ kỹ thuật.
5. Điều trị viêm tủy xương hiệu quả
Điều trị viêm tuỷ xương sớm sẽ giúp ích rất lớn cho việc hồi phục và tránh được những di chứng nguy hiểm. Đặc biệt, cần phải áp dụng đúng phương pháp để đạt được hiệu quả điều trị cao. Cụ thể là:
-
Chẩn đoán bệnh sớm và sử dụng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.
-
Dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử nếu có.
-
Xác định được loại vi khuẩn gây ra viêm bằng phương pháp cấy máu hoặc dịch khớp,…
-
Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao có tác dụng diệt khuẩn.
-
Việc điều trị và sử dụng kháng sinh cần phải dựa theo kháng sinh đồ.
Sử dụng kháng sinh liều cao có tác dụng diệt khuẩn để điều trị viêm tủy xương
Nếu điều trị tích cực, người bệnh sẽ dần hồi phục chỉ cần sau tầm 4 đến 6 tuần. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng trong những trường hợp viêm tủy xương đã xuất hiện những biến chứng nặng hoặc dây thần kinh có dấu hiệu bị chèn ép.
Hy vọng với bài viết trên của MEDLATEC, bạn đã biết được làm thế nào để điều trị viêm tủy xương hiệu quả. Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp một cách tận tình và nhanh chóng nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!