Các tin tức tại MEDlatec

Tinh hoàn lò xo: Cách nhận biết bệnh và giải pháp điều trị

Ngày 12/02/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tình trạng tinh hoàn lò xo thường sẽ khỏi khi các bé trai bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể phức tạp hơn, thậm chí, không khỏi bệnh. Dưới đây là cách giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm triệu chứng bệnh ở trẻ và và một số phương pháp điều trị bệnh.

1. Tinh hoàn lò xo là do những nguyên nhân nào?

Tinh hoàn hình thành trong bụng thai nhi. Đến những tháng cuối của thai kỳ, nó sẽ di chuyển xuống vùng bìu. Những trường hợp tinh hoàn không hạ xuống trước khi sinh, thì khoảng vài tháng sau đó, nó sẽ về đúng vị trí. 

Trẻ nhỏ dễ gặp phải tình trạng tinh hoàn lò xo

Nếu trẻ gặp phải tình trạng tinh hoàn lò xo, thời gian để tinh hoàn về đúng vị trí sẽ dài hơn, có thể đến trước hoặc trong giai đoạn tuổi dậy thì. Một số trường hợp tinh hoàn vẫn không thể di chuyển từ háng xuống bìu được gọi là tinh hoàn ẩn

Tình trạng tinh hoàn lò xo thường xuất hiện là do cơ treo bìu hoạt động quá mức. Trong đó, cơ treo bìu chính là một dải cơ vân nhỏ nằm trong thừng tinh, nối tiếp với cơ chéo trong thành bụng, giúp cho tinh hoàn di chuyển lên và xuống giữa bìu và háng. 

Cơ treo bìu co lại sẽ kéo tinh hoàn lên phía ổ bụng. Khi cọ xát dây thần kinh ở mặt trong đùi, hoặc cũng có thể là bởi những cảm xúc quá mức thì phản xạ của cơ treo bìu sẽ bị kích thích. Ngoài ra, khi trẻ bị quá lạnh, cơ treo bìu cũng có thể phản ứng, kéo tinh hoàn ra khỏi bìu và lên vùng háng.

2. Triệu chứng tinh hoàn lò xo 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu thấy con có những biểu hiện nghi ngờ tinh hoàn lò xo như sau: 

- Có thể dùng tay để di chuyển tinh hoàn xuống bìu nhưng sau đó, tinh hoàn không thể rút về háng ngay lập tức. 

- Tinh hoàn ở bìu nhưng không thể duy trì lâu tại vị trí này.

- Tinh hoàn có thể biến mất ở bìu nhiều hơn 1 lần và trong khoảng thời gian ngắn. 

- Nhiều người cho rằng, tinh hoàn lò xo giống với tinh hoàn lạc chỗ. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ 2 vấn đề này. Tinh hoàn lạc chỗ là những trường hợp tinh hoàn của nam giới không thể di chuyển xuống bìu và không nằm trên đường đi của tinh hoàn khi xuống bìu. 

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường ở trẻ và nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn lò xo, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Đối với những trường hợp trẻ có tinh hoàn không nằm trong bìu, bác sĩ sẽ kiểm tra để biết vị trí thực sự của tinh hoàn đang ở đâu, thông thường tinh hoàn của trẻ sẽ nằm trong vùng háng. 

Khi đã tìm được vị trí của tinh hoàn, bác sĩ sẽ từ từ di chuyển tinh hoàn xuống bìu. Trẻ sẽ đứng, ngồi hoặc nằm theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để các thao tác thăm khám được thuận tiện nhất có thể. 

Thông thường, nếu là tình trạng tinh hoàn lò xo thì tinh hoàn sẽ được đưa về bìu một cách dễ dàng. Sau đó, nó thường không lập tức quay trở lại vùng háng. Điều này có nghĩa là tinh hoàn có thể được duy trì ổn định trong vùng bìu. 

Ngược lại, nếu tinh hoàn đã được đưa xuống bìu nhưng sau đó lại nhanh chóng rút lại về vùng háng thì rất có thể tình trạng trẻ đang gặp phải là tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn di động. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc và định hướng những bước chẩn đoán tiếp theo để xác định rõ tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Việc thăm khám sớm và điều trị kịp thời tình trạng tinh hoàn lò xo, tinh hoàn ẩn hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác về tinh hoàn của trẻ là điều rất quan trọng để đảm bảo cơ quan sinh dục của trẻ được phát triển bình thường, bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ trong tương lai. 

4. Phương pháp điều trị tinh hoàn lò xo

Khi trẻ được chẩn đoán mắc phải tình trạng tinh hoàn lò xo, cha mẹ không nên lo lắng quá mức. Cần bình tĩnh và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến: 

Tinh hoàn thường sẽ về đúng vị trí khi trẻ đến tuổi dậy thì

- Theo dõi và tái khám định kỳ:

Thông thường, trẻ sẽ không cần phải can thiệp phẫu thuật ngay mà có thể được theo dõi đến khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Trường hợp tinh hoàn tự động hạ xuống bìu, trẻ sẽ không cần phải điều trị thêm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn cần thường xuyên đưa trẻ đi tái khám để đảm bảo tinh hoàn vẫn đang ở vị trí ổn định và nếu có bất thường, bác sĩ sẽ có thể can thiệp, xử trí kịp thời. 

- Phẫu thuật

Đối với những trường hợp tinh hoàn lò xo tiến triển thành bệnh tinh hoàn ẩn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để đưa tinh hoàn về vị trí của nó. Sau phẫu thuật, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đi tái khám định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ tái phát và xử trí kịp thời. Trong trường hợp trẻ cần được phẫu thuật, cha mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để để hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra 

Tinh hoàn lò xo là vấn đề khá thường gặp ở trẻ nhỏ và phần lớn không cần điều trị ngay lập tức. Tuy nhiên, việc khám và theo dõi sức khỏe của trẻ là yếu tố rất quan trọng để kiểm tra tinh hoàn của trẻ có hạ xuống bìu và phát triển bình thường hay không. Từ đó, giúp trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm và đảm bảo sức khỏe sinh sản lâu dài. Nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn lò xo, mẹ nên sớm đưa con đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi con có biểu hiện bất thường

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ cùng các bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các bậc phụ huynh vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.