Tin tức

Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không và phương pháp điều trị

Ngày 08/12/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tinh hoàn bị xệ ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh dục, khả năng sinh sản của nam giới. Nếu đang thắc mắc vấn đề nam giới được chẩn đoán tinh hoàn xệ có bị vô sinh không, bạn hãy cùng tham khảo phần giải đáp và hướng dẫn phương pháp điều trị sau đây tổng hợp bởi của MEDLATEC.

1. Xệ tinh hoàn là gì? 

Ở cơ thể nam giới, tinh hoàn là bộ phận giữ vai trò điều phối hormone Testosterone. Bên cạnh đó, cơ quan này còn tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng. Hai tinh hoàn được bao bọc cũng như liên kết với nhau bởi bìu. 

Xệ tinh hoàn là khi tinh hoàn dài vượt dương vật

Xệ tinh hoàn là là tình trạng tinh hoàn dài vượt dương vật 

Tinh hoàn ở nam giới trưởng thành dài trung bình 4cm đến 4.5cm, chiều rộng vào khoảng 2cm đến 2.5cm. Nếu không xuất hiện bất thường, hai bên tinh hoàn phải bằng hoặc lớn hơn so với dương vật trong trạng thái không cương cứng. 

Xệ tinh hoàn hay sa tinh hoàn được hiểu là hiện tượng bìu chứa tinh hoàn dài bất thường, vượt cả chiều dài của dương vật. Khi đó, nếu duy trì tư thế ngồi, phần da bìu sẽ khó co lại để bao bọc tinh hoàn theo cơ chế tự nhiên. 

2. Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xệ

Tinh hoàn bị xệ ở nam giới có thể là do một số nguyên nhân sau: 

  • Viêm tinh hoàn: Triệu chứng thường xuất hiện ở nam giới bị viêm tinh hoàn là lên cơn sốt, sưng, đau nhức tinh hoàn, bìu bị giãn gây chảy xệ tinh hoàn. Nếu không chú ý tìm cách chữa trị sớm, tình trạng viêm có thể lan rộng sang những khu vực khác. 
  • Tinh hoàn xoắn, tĩnh mạch thừng tinh bị giãn: Dễ dẫn đến giãn đoạn lưu thông máu, tăng kích thước của tinh hoàn, tăng nguy cơ xệ tinh hoàn. 
  • Da túi bìu rộng: Khi da bìu quá rộng, nó sẽ không thể ôm sát tinh hoàn. Đây thường là nguyên nhân gây chảy xệ một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. 
  • Tác động của nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng cao, da bìu có xu hướng giãn ra, gây hiện tượng chảy xệ.
  • Kích thước tinh hoàn lớn: Khi tinh hoàn quá lớn, bìu thường gặp khó khăn khi điều chỉnh co giãn, gây chảy xệ. 
  • Tinh hoàn bị tràn dịch: Tràn dịch màng tinh hoàn nguyên nhân có thể do quá trình bít kín không hoàn toàn của ống phúc tinh mạc ở trẻ sơ sinh hoặc nguyên nhân do viêm nhiễm. Khi đó, túi tinh hoàn sẽ bị sa xuống, khiến tinh hoàn cũng bị chảy xệ theo. 
  • Ung thư tinh hoàn: Tế bào ung thư phát triển hình thành hạch tinh hoàn khiến tinh hoàn tăng kích thước. Khi đó, bìu cũng phải đối mặt với áp lực lớn hơn dẫn đến tình trạng chảy xệ. 
  • Thoát vị bẹn: Kéo theo hiện tượng sa tinh hoàn khiến người bệnh bị đau tức vùng bìu, cơn đau diễn biến nghiêm trọng khi phải đi lại hoặc đứng lên. 
  • Màng tinh hoàn bị tổn thương: Cũng có thể gây tổn thương tinh hoàn.

3. Triệu chứng ở người bị xệ tinh hoàn

Một số triệu chứng đặc trưng ở người bị xệ tinh hoàn phải kể đến là: 

  • Vùng bìu bị chảy xệ, không còn chắc chắn. 
  • Bìu bị giãn, khó co lại ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp. Trường hợp co lại, vùng bìu vẫn lỏng lẻo mặc dù lớp da có độ săn chắc. 
  • Một bên tinh hoàn có xu hướng lớn dần. 
  • Khu vực ruột bên dưới bị giãn xuống, gây áp lực lên tinh hoàn. 
  • Cảm thấy tức nặng, khó chịu ở vùng bụng dưới. 

Tinh hoàn chảy xệ thường gây khó chịu tại vùng bụng dưới

Tinh hoàn chảy xệ thường gây khó chịu tại vùng bụng dưới

4. Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không? 

Chủ đề được rất nhiều người quan tâm là tinh hoàn xệ có bị vô sinh không. Có thể thấy, chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và điều tiết hormone Testosterone. Khi bộ phận này bị chảy xệ, khả năng sinh sản cũng như đời sống sinh dục của nam giới đều bị ảnh hưởng. 

Theo đó, tinh hoàn xệ là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, khiến tinh trùng khó thụ tinh với trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh. Mặc dù không thể khẳng định chắc chắn người bị xệ tinh hoàn có vô sinh hoàn toàn hay không nhưng tình trạng bệnh lý này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. 

Ngoài ra khi lượng hormone Testosterone suy giảm, nhu cầu tình dục cũng giảm theo, tác động tiêu cực đến đời sinh lý, khiến nam giới khó có con hơn. 

Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không là thắc mắc của nhiều người

Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không là thắc mắc của nhiều người

5. Chẩn đoán và điều trị 

5.1. Chẩn đoán 

Để chẩn đoán nam giới có bị xệ tinh hoàn hay không, trước tiên bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng nhằm đánh giá tình trạng thực tế của tinh hoàn cũng như bìu. Cụ thể, lúc này bác sĩ có thể kiểm tra trực tiếp tinh hoàn để xác định kích thước, vị trí và khả năng nhạy cảm. 

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ cần tiếp tục chỉ định một vài xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán cận lâm sàng khác như:

  • Siêu âm tinh hoàn: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc của tinh hoàn, bìu. Đồng thời, thông qua kỹ thuật siêu âm, bác sĩ còn có thể phát hiện những bất thường như viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, u tinh hoàn,....
  • Xét nghiệm máu: Cho phép xác định tình trạng viêm nhiễm, sự thay đổi của một số loại hormone nội tiết tố hỗ trợ chẩn đoán tình trạng xệ tinh hoàn. 
  • Chụp MRI bìu, dương vật: Kỹ thuật đoán hình ảnh hiện đại giúp phác thảo hình ảnh về cấu trúc, tình trạng thực tế của tinh hoàn. Chụp MRI thường được bác sĩ chỉ định khi những kỹ thuật phân tích khác không thể cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.

5.2. Điều trị 

Nếu phát hiện trong giai đoạn đầu, người bị xệ tinh hoàn có thể chủ động chữa trị triệt để. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu khác thường tại bộ phận sinh dục, các đấng mày râu cần nhanh chóng đi khám nam khoa. Phương pháp điều trị xệ tinh hoàn thực tế phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như: 

  • Tinh hoàn xệ do viêm tinh hoàn: Chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc, phương pháp dùng thuốc cụ thể dựa theo tình trạng viêm nhiễm. 
  • Tinh hoàn xệ do giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc xoắn tinh hoàn: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật phục hồi tĩnh mạch thừng tinh, đảm bảo máu mẫu lưu thông trở lại. 
  • Tinh hoàn xệ do thoát vị bẹn: Điều trị kết hợp ngoại khoa, nội khoa giúp phục hồi chức năng của tinh hoàn. 
  • Tinh hoàn xệ do ung thư tinh hoàn: Tùy vào giai đoạn, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp một vài phương pháp như xạ trị, hóa trị,... 

Với trường hợp tinh hoàn xệ do viêm tinh hoàn, người bệnh thường được điều trị nội khoa bằng thuốc

Với trường hợp tinh hoàn xệ do viêm tinh hoàn, người bệnh thường được điều trị nội khoa bằng thuốc

6. Cách phòng ngừa tình trạng tinh hoàn xệ

Tinh hoàn xệ thường là quá trình lão hóa tự nhiên, khó phòng ngừa. Thế nhưng, các đấy mày râu vẫn có thể làm chậm lại quá trình này bằng cách duy trì lối sống lành mạnh thông qua một số thói quen như: 

  • Tập luyện thể dục hàng ngày, duy trì tập khoảng 30 phút/ngày. 
  • Không sử dụng thuốc lá
  • Không dùng rượu, bia. 
  • Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, Omega 3, axit béo Sorbitol vào khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Mặc quần lót khi tham gia các hoạt động thể thao.

Nam giới nên duy trì tập luyện thể dục hàng ngày

Nam giới nên duy trì tập luyện thể dục hàng ngày

Như vậy dễ thấy rằng, tình trạng xệ tinh hoàn ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như đời sống sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh lý trong giai đoạn đầu, việc điều trị khỏi hoàn toàn không phải là quá khó khăn. Do đó ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tại vùng sinh dục, các đấng mày râu nên đi khám tại những địa chỉ uy tín như chuyên khoa Nam khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra, tư vấn điều trị kịp thời. 

MEDLATEC hy vọng từ một vài chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tinh hoàn xệ có bị vô sinh không. Để chủ động đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ