Các tin tức tại MEDlatec
Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó và cách khắc phục
Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó và cách khắc phục
Rất nhiều người gặp phải tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó nhưng không biết nguyên nhân do đâu, đặc biệt là làm sao khắc phục để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung. Những chia sẻ trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc này.
1. Nghẹt mũi là gì?
Trước khi lý giải tại sao nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó, chúng ta cùng tìm hiểu nghẹt mũi là gì. Theo đó, nghẹt mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm, kích ứng, phù nề và có thể sung huyết. Lúc này, bạn cảm thấy khó thở ở một hoặc cả hai bên mũi, kèm theo đó là hắt hơi, chảy dịch mũi.
Nghẹt mũi thường xảy ra khi bạn ốm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, thời tiết hanh khô hoặc hít phải một tác nhân gây dị ứng nào đó. Bất cứ người nào cũng có thể bị nghẹt mũi, nhưng nhiều nhất là ở người già, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu kém, cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
Nghẹt mũi xảy ra khi dịch nhầy trong mũi tích tụ, khiến bạn cảm thấy khó thở
2. Tại sao nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó?
Tư thế nằm có mối liên hệ mật thiết với tình trạng nghẹt mũi. Vậy tại sao nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó?
Ảnh hưởng của trọng lực
Khi bạn ở tư thế thẳng đứng thì dịch nhầy từ mũi sẽ chảy xuống họng và được nuốt xuống nhờ nước bọt. Nhưng khi nằm xuống và đặc biệt là nằm nghiêng thì dịch nhầy sẽ khó chảy xuống họng mà có xu hướng đọng lại trong niêm mạc mũi và chảy dồn về bên nằm nghiêng. Điều này gây ra tình trạng nằm nghiêng bên nào thì sẽ bị nghẹt mũi bên đó.
Đó là chưa kể trong khi ngủ, bạn ít nuốt nước bọt hơn nên càng tạo điều kiện để dịch nhầy đọng lại. Cùng với đó, khi nằm thì dưới sự ảnh hưởng của trọng lực, lưu lượng máu đến mũi bị giảm khiến tình trạng nghẹt mũi càng thêm nghiêm trọng.
Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó là do ảnh hưởng từ trọng lực
Vách ngăn mũi bị lệch
Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó có thể do vách ngăn mũi không nằm ở giữa mà bị lệch về một bên. Lúc này, dịch nhầy sẽ có xu hướng tích tụ ở bên thành mũi hẹp và sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn nằm ngủ nghiêng về bên thành mũi hẹp này.
Các nguyên nhân khác
Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó nói riêng và tình trạng nghẹt mũi nói chung còn xuất phát từ các nguyên nhân như cơ thể bị bệnh (cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản phổi,…). Ngoài ra, phòng ngủ thiếu ẩm, không khí hanh khô, nhiều bụi bẩn hay dị ứng phấn hoa, lông chó mèo,… cũng sẽ làm tăng tiết nhầy trong mũi, dẫn đến nghẹt mũi, nhất là khi nằm xuống.
3. Nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó phải làm sao?
Để cải thiện và khắc phục tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó, bạn có thể áp dụng các cách sau.
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Thay vì nằm nghiêng, hãy chọn tư thế nằm ngửa để dịch nhầy được chảy xuống họng dễ hơn. Ngoài ra, nên kê gối cao khi nằm, đảm bảo đầu cao và cổ tạo một góc 15 độ và đầu cao hơn tim để chất nhầy không tích tụ trong mũi, phòng tránh nghẹt mũi.
Hãy chọn tư thế ngủ ngửa và kê gối cao đầu khi ngủ để tránh bị nghẹt mũi một bên
Cân bằng độ ẩm trong phòng
Nếu nghẹt mũi do phòng thiếu ẩm thì hãy cân bằng độ ẩm bằng cách sử dụng máy tạo ẩm, máy phun sương hoặc đơn giản hơn là đặt một chậu nước trong phòng. Điều này sẽ giúp không khí trong phòng không bị khô, giảm nghẹt mũi hiệu quả.
Xông hơi hoặc tắm nước ấm
Xông hơi hoặc tắm nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi và giảm tình trạng sưng viêm hiệu quả. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn có thể xông hơi hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để phòng tránh bị nghẹt mũi trong lúc ngủ.
Liệu pháp massage
Bạn có thể dùng tay để massage nhẹ nhàng điểm giữa hai cung lông mày, hai bên cánh mũi và điểm giữa mũi và môi. Massage trong khoảng 2 - 3 phút giúp giảm sung huyết mũi và đường thở được thông thoáng hơn.
Xịt mũi, nhỏ mũi
Đây cũng là cách giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng nghẹt mũi cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần xịt mũi, nhỏ mũi với nước muối sinh lý đều đặn để vệ sinh mũi và “xoa dịu” các mao mạch trong xoang mũi, qua đó, cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ, bất kể là ngủ nghiêng về bên nào.
Xịt mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Uống trà gừng mật ong
Nếu bị nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm thì trước khi đi ngủ, bạn hãy pha một ly trà gừng mật ong rồi uống. Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp triệu chứng nghẹt mũi được thuyên giảm và bạn cũng sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Giữ ấm cơ thể
Khi bị nghẹt mũi do cảm lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, mũi họng. Khi nằm ngủ, hạn chế sử dụng điều hòa, nếu có thì không nên để hơi gió từ điều hòa phả trực tiếp vào người.
Sử dụng thuốc điều trị
Tình trạng nằm nghiêng bên nào nghẹt mũi bên đó do bệnh lý và tái phát liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc điều trị. Thuốc không kê đơn bạn có thể dùng là thuốc thông mũi dạng xịt và thuốc kháng histamin. Cần tuân thủ liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nếu triệu chứng không thuyên giảm mà kéo dài, kèm theo ho, sốt, dịch mũi màu xanh vàng kèm máu, cổ họng đau nhức, mặt bị sưng, đặc biệt ở vùng trán, mắt, má và mũi thì bạn cần nhanh chóng đi khám. Lúc này, có thể tình trạng nhiễm trùng đã nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng, bạn tuyệt đối không được chủ quan.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để bạn đến khám và điều trị các bệnh lý liên quan. Bác sĩ tại đây có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, cơ sở vật chất khang trang và hiện đại sẽ mang đến kết quả thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Đặc biệt, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC bằng cách đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!