Các tin tức tại MEDlatec

Nhận diện các bệnh về tai thường gặpTổng hợp các bệnh về tai thường gặp và cách xử trí

Ngày 01/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Tổng hợp các bệnh về tai thường gặp và cách xử trí

Tai là cơ quan thính giác quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương khiến cho khả năng nghe bị suy giảm. gây ảnh hưởng đến khả năng nghe. Có những bệnh lý về tai nếu không được điều trị tích cực từ sớm thậm chí còn gây mất thính lực hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu các bệnh về tai thường gặp và cách xử trí với chúng.

1. Các bệnh về tai thường gặp nhất

1.1. Bệnh viêm ống tai ngoài

Đây là tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng xảy ra ở ống tai ngoài. Ống tai đảm nhận nhiệm vụ tiết ra ráy tai để vùng tai trong và tai giữa được bảo vệ nhưng khi khả năng điều tiết của ống tai ngoài bị ảnh hưởng thì vi khuẩn, virus sẽ xâm nhập dễ dàng và gây nên bệnh viêm ống tai ngoài.

Tình trạng tấy đỏ, chảy dịch ở bệnh viêm ống tai ngoài

So với nhiễm trùng tai giữa thì viêm ống tai ngoài có mức độ tổn thương nhẹ hơn. Người bệnh thường có biểu hiện: ngứa rát, đỏ nhẹ tai, sốt, khó chịu, ù tai, bị chảy dịch tai,...

Viêm tai ngoài không khó điều trị nhưng nếu càng để lâu thì càng dễ biến chứng: lây lan nhiễm trùng vào tai giữa, mất thính giác tạm thời, viêm mô tế bào,…

1.2. Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng sưng viêm ống tai giữa do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đây là một trong các bệnh về tai dễ gặp ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn yếu và cấu trúc vòi nhĩ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Bệnh viêm tai giữa tiến triển qua nhiều giai đoạn nhưng khi đã có tình trạng xung huyết, ứ dịch, có mủ thì có thể khiến màng nhĩ bị thủng. Tổn thương ống tai giữa sẽ khiến người bệnh có các triệu chứng: khả năng nghe giảm, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, buồn nôn,... Bệnh nên được điều trị sớm để tránh chuyển biến mạn tính và khiến chức năng tai bị ảnh hưởng.

1.3. Viêm tai xương chũm

Xương chũm thuộc một phần của tai giữa, nếu xảy ra nhiễm trùng tại đây thì nguyên nhân có thể do viêm tai giữa gây nên. Người bị viêm tai xương chũm thường có biểu hiện chảy mủ tai, ù tai, nghe kém, có cảm đau nhói bên trong tai,…

Bệnh viêm tai xương chũm không thể chủ quan vì có thể biến chứng liệt mặt, viêm mê nhĩ, áp xe đại não, viêm màng não,…

Viêm tai xương chũm là một trong các bệnh về tai có thể gây mất thính giác

1.4. Bệnh chàm tai

Chàm tai là tổn thương da thường gặp ở vành tai, ống tai ngoài, da bao quanh vành tai. Trong số các bệnh về tai thì chàm tai dễ gặp ở trẻ nhỏ hơn. Khởi phát của chàm tai là các mảng da sần khó chịu gây ngứa sau đó nổi lên các mụn nước ở da và tình trạng ửng đỏ. Nếu mụn nước bị vỡ ra thì sẽ có tình trạng rỉ dịch rồi khô và tạo vảy cứng trên da.

1.5. Bệnh viêm sụn vành tai

Bệnh xảy ra khi phần sụn ở vành tai bị viêm và nhiễm trùng, thường là do chấn thương mạnh gây ứ máu ở vành tai. Do bị ứ máu nên chất dinh dưỡng cũng không thể vận chuyển đến để nuôi dưỡng vùng tai này, từ đó sinh ra hoại tử, khiến cho ống tai ngoài bị sùi lấp.

Không những thế, tình trạng ứ máu còn tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vành tai với các biểu hiện: ù tai, nghe kém, đau vành tai, viêm sụn vành tai,...

1.6. Bệnh u dây thần kinh thính giác

Đây là dạng khối u thường nằm ở dây thần kinh tiền đình, khiến cho thính lực bị ảnh hưởng. Sự phát triển của khối u sẽ chèn ép dây thần kinh lân cận nên kết quả là người bệnh có thể bị đau ở mặt, liệt cơ mặt, đi không vững,...

1.7. Bệnh rối loạn mạch máu tai

Ở bệnh lý này, mạch máu bị tắc nghẽn nên lưu lượng máu đến đây giảm sút và có thể gây giảm thính lực. Do rối loạn mạch máu tai nên động mạch tai bị xơ cứng và tắc nghẽn dòng máu tuần hoàn trong tai, thay đổi áp suất và tăng lưu lượng máu.

Người bị rối loạn mạch máu tai dễ gặp tình trạng suy giảm thính lực với các biểu hiện: nghe kém hoặc mất thính lực, màng nhĩ bị tổn thương,...

1.8. Bệnh rối loạn thính lực

Tích tụ quá nhiều chất lỏng trong tai là nguyên nhan gây rối loạn thính lực. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường bị ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, thính giác suy giảm,…

Dấu hiệu bị rối loạn thính lực

Bệnh lý này hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc nhưng cần được kiểm soát tốt để tránh các biến chứng: rối loạn tiền đình, thính lực bị giảm hoặc mất hoàn toàn.

1.9. Bệnh thủng màng nhĩ

Viêm một chỗ lâu ngày hoặc chấn thương là nguyên nhân chính gây nên thủng màng nhĩ. Người bị thủng màng nhĩ thường có biểu hiện: tai bị thủng màng nhĩ thường nghe kém, ù tai, đau trong tai,... Nếu diễn tiến nghiêm trọng bệnh có thể gây viêm tai giữa, u nang tai giữa,...

Thủng màng nhĩ có thể giảm khả năng nghe nếu không được điều trị hiệu quả

1.10. Bệnh rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ là tình trạng trước vành tai có một lỗ nhỏ đi sâu vào bên trong và bám vào màng sụn. Người mắc bệnh này thường hay bị ngứa, có bã đậu trắng và dịch hôi ở miệng ống rò. Một số trường hợp mắc bệnh không được điều trị có thể biến chứng áp xe,  bội nhiễm, vỡ lỗ rò.

2. Cách xử trí đối với các bệnh về tai

Trong số các bệnh về tai thì có những bệnh tương đối lành tính nhưng cũng có bệnh biến chứng nguy hiểm đến thính lực và các hệ cơ quan lân cận. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở tai, tốt nhất nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để làm các kiểm tra cần thiết giúp chẩn đoán đúng để điều trị bệnh hiệu quả.

Hầu hết các bệnh về tai được điều trị bằng thuốc, một số trường hợp cần phẫu thuật hoặc xạ trị.

Quý khách hàng nghi ngờ có dấu hiệu của một trong các bệnh về tai có thể đến thăm khám chuyên khoa Tai mũi họng - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây quý khách sẽ được thăm khám bởi bác sĩ đầu ngành, dưới sự hỗ trợ của thiết bị y tế hiện đại để nhận kết quả đúng về tình trạng thính lực của mình và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Từ khoá: các bệnh về tai

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.