Các tin tức tại MEDlatec
Top 6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến khô mũi
- 20/05/2021 | Nguyên nhân gây khô mũi và những lưu ý khi điều trị
- 30/03/2021 | Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?
- 08/05/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng đúng khoa học
1. Nguyên nhân gây khô mũi
Trước khi tìm hiểu biện pháp chăm sóc, điều trị khô mũi, bạn cần nắm rõ về những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi hạn chế khắc phục được nguyên nhân gây khô mũi, tình trạng này sẽ được kiểm soát tốt hơn, ít lặp lại hơn.
Khô mũi gây cảm giác rất khó chịu
Những nguyên nhân phổ biến gây khô mũi bao gồm:
1.1. Dị ứng theo mùa
Các bệnh dị ứng theo mùa như viêm mũi dị ứng là nguyên nhân thường gặp gây khô mũi. Bệnh khiến niêm mạc xoang bị kích thích, giảm tiết dịch làm ẩm dẫn đến khô mũi và viêm. Bệnh càng kéo dài thì dịch nhầy càng đặc và dính, niêm mạc mũi dễ khô, khiến khô mũi càng nghiêm trọng hơn. Viêm mũi dị ứng xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, tiếp xúc với dị nguyên. Dị nguyên có thể là: cỏ, cây, đất, bụi, phấn hoa,…
Đôi khi ở người bị dị ứng theo mùa, sử dụng thuốc chống dị ứng điều trị cũng khiến niêm mạc mũi xoang bị khô hơn. Bạn có thể nhận biết tình trạng dị ứng này qua các dấu hiệu sau thường xuất hiện ở một thời điểm nhất định trong năm hoặc thời tiết, mùa hoa đặc thù: hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa họng, chảy nước mắt, đau đầu, ho nhiều, thở khò khè, khó thở,…
Dị ứng thường gây khô và ngứa mũi
1.2. Dị ứng vật nuôi
Tương tự với dị ứng theo mùa, tác nhân gây kích thích dị ứng ở đây là lông vật nuôi như lông chó, lông mèo. Người bệnh cần tránh xa tác nhân gây dị ứng này mới có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh.
1.3. Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin và thuốc xông mũi
Các thuốc có tác dụng làm khô dịch nhầy dư thừa trong mũi để giảm triệu chứng các bệnh lý đường hô hấp nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng phụ là khô xoang.
Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị này và xuất hiện tình trạng khô mũi, chảy máu mũi, hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc dùng thuốc thay thế.
1.4. Độ ẩm không khí thấp
Vào thời tiết khô lạnh hoặc môi trường máy lạnh, điều hòa liên tục sẽ khiến độ ẩm trong không khí xuống thấp. Độ ẩm trong mũi và xoang cũng dần thấp đi khi hơi nước giữ ẩm bốc hơi nhiều hơn. Đây là nguyên nhân khá thường gặp dẫn đến tình trạng khô mũi.
Vì thế, trong những ngày thời tiết khô hoặc môi trường điều hòa, máy lạnh nên trang bị thâm máy tạo độ ẩm để bảo vệ đường thở.
1.5. Chất kích thích từ môi trường
Khói thuốc lá, bụi bẩn, chất thải khí công nghiệp hoặc hóa chất có thể là những tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, gây ra hiện tượng: khô mũi, khô xoang, chảy máu cam, đau họng,…
Khô mũi có thể dẫn đến chảy máu cam
Hãy kiểm tra hiện tượng khô mũi và triệu chứng bất thường có xảy ra sau khi bạn tiếp xúc với tác nhân dễ gây kích thích từ môi trường như: nước hoa, khói thuốc, chất tẩy rửa, khói bụi, bột sơn nhà,… hay không? Nếu triệu chứng liên hệ với những yếu tố này, đầu tiên nên tránh xa tác nhân gây bệnh và liên hệ can thiệp với bác sĩ chuyên khoa.
1.6. Hội chứng Sjogren
Sjogren là một trong những hội chứng rối loạn tự miễn nhưng hiếm gặp hơn so với Lupus ban đỏ hệ thống hay viêm khớp dạng thấp. Người bệnh mắc hội chứng này thường bị khô miệng, khô mắt do ảnh hưởng của sự rối loạn sản xuất dịch nhầy.
Các vùng da và khu vực khác có thể bị khô ngoài mũi và xoang do hội chứng Sjogren bao gồm: da khô, khô âm đạo, khô miệng, khô mắt, khô dịch khớp gây đau khớp,…
2. Biện pháp khắc phục tình trạng khô mũi
Khô mũi không phải bệnh lý thì không nhất thiết phải điều trị y tế với các loại thuốc khác nhau, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau để khắc phục tình trạng này.
2.1. Các loại tinh dầu tự nhiên
Các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu mè, dầu olive,… chứa nhiều tinh chất tốt có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, những tinh dầu này có thể dùng như một loại dưỡng ẩm cho niêm mạc mũi. Bạn có thể nhỏ 1 - 2 giọt dầu dừa vào mỗi bên mũi mỗi ngày, lượng tinh chất trong dầu dừa đủ để giữ độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi.
Có thể nhỏ giọt tinh dầu vào mũi để giữ ẩm
Từ đó, tình trạng khô rát mũi, chảy máu cam sẽ được cải thiện.
2.2. Xông hơi
Xông hơi là biện pháp đơn giản, có thể khắc phục ngay tức thời tình trạng khô mũi, đặc biệt là khô mũi do thời tiết khô lạnh vào mùa đông. Bạn có thể xông hơi bằng nước nóng hoặc kết hợp với 1 số loại tinh dầu giữ ẩm tốt như: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu khuynh diệp,… Lưu ý là cần có nước nóng và khăn trùm kín đầu để xông hơi cho mũi hiệu quả nhất.
Độ ẩm trong hơi nước cũng như tinh dầu sẽ giúp làm dịu nhanh chóng cảm giác khô rát, nứt nẻ ở khoang mũi.
2.3. Xịt rửa và hút mũi
Nếu bạn bị khô mũi do nhiễm trùng, bệnh lý hô hấp, cách xịt rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý sẽ có hiệu quả tốt. Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch tốt, sẽ cuốn trôi bụi bẩn, tế bào chết trong khoang mũi ra ngoài. Ngoài ra, nước muối ấm còn tạo một lớp màng ẩm giúp niêm mạc mũi mềm hơn, giảm đau rát do khô.
Xịt rửa mũi ban đầu có thể gây một số cảm giác khó chịu cho bạn. Có thể sử dụng bình xịt rửa mũi chuyên dụng để thực hiện nhanh, bớt cảm giác khó chịu và đem lại hiệu quả tốt hơn.
Ngoài sử dụng nước muối sinh lý, bạn có thể dùng thêm các loại nước rửa mũi, nước xịt mũi chuyên dụng có tác dụng giữ ẩm cho niêm mạc mũi tốt hơn.
Có thể dùng máy khí dung mũi để làm ẩm
2.4. Khí dung mũi
Khí dung mũi cũng tương tự như phương pháp rửa mũi, tuy nhiên nước sạch đi kèm với tinh chất sẽ được tạo ra ở dạng sương nhẹ. Vì thế tác dụng làm ẩm cũng như làm sạch, giảm khô viêm niêm mạc mũi cũng hiệu quả hơn.
Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về loại máy khí dung cũng như cách sử dụng đúng, đem lại hiệu quả cao.
Hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến khô mũi sẽ giúp bạn có cách khắc phục nhanh chóng tình trạng này hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!