Các tin tức tại MEDlatec
Trái nhàu trị tiểu đường được không?
- 12/01/2023 | Những lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin trong điều trị tiểu đường
- 27/04/2023 | Cách trị tiểu đường tại nhà và thuốc điều trị tiểu đường
- 18/04/2022 | Chuyên gia tư vấn các cách điều trị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
- 03/02/2023 | Ưu và nhược điểm của các thuốc trị tiểu đường type 2
- 03/02/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c trong điều trị tiểu đường
1. Chuyên gia giải đáp: Trái nhàu trị tiểu đường được không?
Trái nhàu có nhiều công dụng chữa bệnh và rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn rất băn khoăn về việc trái nhàu trị tiểu đường. Các chuyên gia giải thích như sau:
Trái nhàu rất tốt cho sức khỏe
- Trái nhàu có chứa nhiều thành phần góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:
+ Ngăn ngừa các gốc tự do và cải thiện bệnh
Khi tăng đường huyết, cơ thể sẽ phải tiêu thụ nhiều enzyme SOD và làm tăng nguy cơ hình thành gốc tự do. Sau một thời gian dài mắc tiểu đường, các gốc tự do dư thừa trong cơ thể lại càng tăng lên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân.
Trong khi đó, trái nhàu lại có chứa một hàm lượng lớn SOD cho cơ thể, đồng thời có các nguyên tố vi lượng giúp hạn chế hình thành các gốc tự do. Từ đó, giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
+ Cải thiện việc sử dụng insulin
Trong trái nhàu có chứa rất nhiều vitamin nhóm B, canxi, kẽm, crom, magiê, germani, đồng, vanadi, mangan,... có thể giúp cơ thể cải thiện việc sử dụng insulin. Hơn nữa, những nguyên tố vi lượng có trong trái nhàu đều ở trạng thái phân tử nhỏ, chính vì thế, cơ thể của người bệnh có thể hấp thu chúng một cách hiệu quả hơn.
+ Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần
Không chỉ mệt mỏi, uể oải, bệnh nhân tiểu đường đều gặp phải tình trạng dễ cáu gắt, lo âu, căng thẳng, buồn phiền, suy sụp, thậm chí là trầm cảm.
Những triệu chứng bất thường về tinh thần của người bệnh thường là do một số yếu tố như chế độ ăn uống kiêng khem, phải thường xuyên sử dụng thuốc, những cơn đau mạn tính. Hơn nữa, tình trạng rối loạn nội tiết bao gồm rối loạn insulin, serotonin và epinephrine lại càng khiến cho tinh thần người bệnh thêm bất ổn.
Trong khi đó, trái nhàu lại có chứa nhiều serotonin – giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố. Từ đó, cải thiện sức khỏe tinh thần cho người bệnh tiểu đường một cách tự nhiên và hiệu quả.
+ Ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và giúp vết thương nhanh lành hơn
Việc không kiểm soát tốt đường huyết có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, thu hẹp mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, oxy và dưỡng chất,… cũng được vận chuyển chậm hơn, thậm chí không thể đến được những tế bào đang tổn thương, nhất là vùng tay và chân. Đó chính là lý do khiến vết thương của người bệnh tiểu đường thường lâu lành, thậm chí không thể lành và gây hoại tử mô khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống.
Tác dụng của trái nhàu là cung cấp các chất chống oxy hóa và các loại enzyme giúp cải thiện tổn thương, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương của người bệnh.
- Trái nhàu được các chuyên gia đánh giá là lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng trong một thời gian dài mới cơ thể đạt được hiệu quả từ loại cây này. Hơn nữa, cần phối hợp với nhiều phương pháp điều trị chuyên sâu từ Y học hiện đại mới có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Gợi ý các bài thuốc trái nhàu trị tiểu đường
- Trà trái nhàu khô: Khi uống trà trái nhàu, bạn vẫn có thể nhận được nhiều tác dụng tương tự như ăn trái tươi hay uống nước cốt. Không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, trái nhàu còn có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm tê bì chân tay.
Trà trái nhàu có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
+ Trước tiên, bạn nên chọn những trái tươi ngon, chín tới và rửa sạch.
+ Đun trái nhàu cùng với 1 lít nước, lưu ý đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 - 15 phút.
+ Sau đó, lọc lấy phần nước trà và uống trong ngày.
+ Bạn cũng có thể dùng trái nhàu khô hãm với nước sôi và uống nhiều lần trong ngày.
- Chế rượu từ trái nhàu điều trị tiểu đường: Loại rượu đặc biệt này có tác dụng kích thích hoạt huyết, có nhiều dưỡng chất rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, rượu trái nhàu còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm mệt mỏi.
Bạn cần chuẩn bị 1kg trái nhàu và 3 lít rượu nếp. Cách thực hiện như sau:
+ Bổ đôi quả nhàu và đem phơi nắng hoặc sao cho vàng.
+ Tráng bình thủy tinh và cho trái nhàu đã được phơi khô vào bình.
+ Sau đó, đổ rượu nếp vào bình với tỷ lệ 1 kg trái này thì cho 3 lít rượu.
+ Đậy nắp kín và để nơi khô thoáng. Sau 2 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên để càng lâu thì rượu càng ngon. Lưu ý không nên dùng quá mức để tránh gây phản ứng ngược.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước ép từ trái nhàu để trị tiểu đường. Có thể kết hợp với một số loại trái cây khác để dễ uống hơn.
3. Cần lưu ý những gì khi dùng trái nhàu trị tiểu đường
- Nếu dùng nước ép trái nhàu: Chỉ nên uống trong mức 120 - 160ml/ngày.
- Nếu dùng rượu trái nhàu chỉ nên uống 1 - 2 ly/ngày.
- Khi kết hợp với loại trái cây khác cần lưu ý hạn chế cho thêm đường và chất tạo ngọt.
Nên lựa chọn trái tươi ngon và chín tới
- Những thành phần trong trái nhàu có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống đông máu,… Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Mẹ bầu, phụ nữ đang cho con bú, người bệnh suy thận, viêm thận, tụt huyết áp không nên dùng trái nhàu.
- Không nên dùng trái nhàu chung với các chất kích thích như cà phê,…
Người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra đường huyết
- Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, duy trì chế độ ăn phù hợp, lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Để được biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề trái nhàu trị tiểu đường và các phương pháp điều trị tiểu đường hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!