Các tin tức tại MEDlatec

Trám răng có đau không và các trường hợp nên thực hiện

Ngày 11/04/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Trám răng là cách dùng vật liệu nha khoa để khắc phục lỗ sâu răng. Một trong những thắc mắc của rất nhiều người bệnh là trám răng có đau không và những ai cần thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ thuật này.

1. Trám răng có đau không?

Trước khi tìm hiểu “trám răng có đau không”, bạn cần hiểu cơ bản về phương pháp điều trị này. Trám răng còn được gọi là hàn răng và là một phương pháp điều trị răng rất phổ biến. Khi trám răng, bác sĩ sẽ làm sạch vị trí răng bị tổn thương và thêm vật liệu như Composite, Amalgam, bạc, vàng,... vào vị trí cần trám. Sau đó, trám bít kín lại để phục hồi lại hình dáng ban đầu của răng và đảm bảo chức năng ăn nhai. 

Nhiều người lo ngại trám răng sẽ gây đau

Thông thường, việc trám răng sẽ không gây đau cho người bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp răng bị sâu nặng hay răng bị mẻ lớn và đã gây ảnh hưởng đến phần tủy, bác sĩ sẽ cần điều trị tủy trước và sau đó mới dùng vật liệu nha khoa để trám răng. Trong quá trình lấy tủy, người bệnh có thể đau nhức và ê buốt. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi điều trị để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, sau khi thuốc tan, vùng răng lợi sẽ có cảm giác ê buốt nhẹ. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. 

Sau khi trám răng, miếng trám đông cứng có thể tạo ra khe rỗng giữa răng với miếng trám. Trong quá trình ăn nhai, áp suất khe rỗng thay đổi khiến lực nhai có thể tác động đến tủy răng và gây ra cảm giác đau, ê buốt.

Vấn đề “trám răng có đau không” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ, công nghệ đang được áp dụng điều trị tại phòng khám Nha khoa có hiện đại không. 

Khi có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, bác sĩ Nha khoa sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cơn đau nhức, ê buốt hiệu quả, đồng thời đảm bảo kỹ thuật trám tốt, miếng hàn trám dính chặt vào răng, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, khi lựa chọn một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và không cần quá lo lắng về vấn đề “trám răng có đau không”. 

Ngược lại, nếu bác sĩ Nha khoa thực hiện không đúng kỹ thuật trám răng, người bệnh sẽ không nhận được hiệu quả điều trị như mong đợi và còn có thể bị đau nhiều và tăng nguy cơ gặp phải những nguy cơ biến chứng như chảy máu nhiều, tác động và ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh,...

2. Những ai cần trám răng?

Trám răng là phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tùy vào tình trạng răng miệng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cụ thể. Thông thường, phương pháp trám răng sẽ được chỉ định với những trường hợp sau:

2.1. Sâu răng

Nguyên nhân chủ yếu gây Sâu răng là các loại vi khuẩn, trong đó Streptococcus mutans và Porphyromonas gingivalis được xem là các tác nhân chính gây sâu răng 

Khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảnh vụn thức ăn có thể vẫn có thể bám vào kẽ răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây hại cho răng. Theo thời gian, men răng sẽ bị bào mòn và xuất hiện những lỗ sâu răng trên bề mặt răng. 

Người bị sâu răng có thể được chỉ định trám răng

Tác dụng của phương pháp trám răng là bịt kín những lỗ sâu này bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng. Trám răng không chỉ khắc phục các lỗ sâu răng mà còn hạn chế lây lan tổn thương sang những mô răng khỏe mạnh bên cạnh. 

2.2. Chấn thương răng

Một số trường hợp bị sứt mẻ, hay vỡ răng do tai nạn hay những tác động mạnh gây ra. Đây là vấn đề không nhỏ vì nó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần sớm được trám răng để khôi khôi phục hình dáng răng.

Nếu người bệnh bị chấn thương nặng khiến cho răng bị sứt mẻ quá lớn thì phương pháp trám răng không còn phù hợp. Nguyên nhân là vì khi áp dụng trám răng, bác sĩ sẽ cần phải dùng miếng dán rất to. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm hiệu quả điều trị do miếng dán dễ bị bong tróc. 

2.3. Mòn cổ chân răng

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh chưa chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên dùng bàn chải có lông cứng, chải răng quá mạnh,... Trám răng có thể là một trong những phương pháp điều trị phù hợp với những bệnh nhân bị mòn cổ chân răng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng mòn cổ răng đã quá nghiêm trọng khiến cho vết khuyết ăn sâu vào tận cấu trúc răng thì rất có thể tủy răng cũng đã bị ảnh hưởng. Lúc này, biện pháp trám răng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

2.4. Răng thưa

Trám răng cũng có thể được áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng răng thưa, nhất là thưa răng cửa. Tuy nhiên, trám răng chỉ hiệu quả trong trường hợp răng thưa kẽ hở nhỏ. Ngược lại, với trường hợp kẽ hở răng quá lớn, biện pháp này sẽ không mang lại hiệu quả cao. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “trám răng có đau không” và những đối tượng phù hợp với phương pháp điều trị phổ biến này. Có thể nói rằng, trám răng là kỹ thuật đơn giản và thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác ê buốt nhưng trong khả năng chịu đựng và có thể kiểm soát được. 

Để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế nguy cơ bị đau khi trám răng, bạn nên lựa chọn thăm khám và điều trị ở những cơ sở Nha khoa chất lượng. 

Bạn nên thăm khám răng tại những cơ sở y tế đáng tin cậy

Hiện tại, Chuyên khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy trong khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng, bao gồm phương pháp trám răng. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, Quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.

Từ khoá: sâu răng hàn răng

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.