Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì và các phương pháp khoa học khác
- 04/05/2022 | Vì sao bé nổi rôm sảy vào mùa hè? Cách điều trị bệnh như thế nào?
- 07/05/2022 | Nguyên nhân gây nổi rôm sảy ở người lớn và cách điều trị hiệu quả
- 12/10/2022 | Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị rôm sảy ở cổ
- 23/06/2022 | Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- 29/02/2024 | Rôm sảy ở trẻ sơ sinh - Tình trạng muôn thuở cha mẹ đã biết cách chữa?
1. Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy
Trẻ nhỏ thường có xu hướng bị rôm sảy vào những ngày thời tiết nắng nóng, đặc biệt là mùa hè. Nguyên nhân phổ biến là do tuyến mồ hôi của các bé bị tắc nghẽn (lúc này đường ống dẫn mồ hôi của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện). Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị rôm sảy do mang quần áo quá nóng, khiến cho cơ thể con tiết ra chất nhờn và làm bít tắc đường ống dẫn mồ hôi.
Trẻ nổi rôm sảy thường do nắng nóng, da đổ nhiều mồ hôi gây bí bách
Tình trạng rôm sảy cũng bắt gặp nhiều hơn ở những em bé đang bị sốt, thân nhiệt cao và ra nhiều mồ hôi. Những bé thường xuyên hoạt động, làm tăng tiết mồ hôi cũng có nguy cơ cao bị nổi rôm sảy.
Mùa hè nắng nóng và có độ ẩm cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Một vài loại vi khuẩn trú ẩn trên da có thể khiến cho bé dễ bị rôm sảy nếu không được tắm rửa, vệ sinh kỹ càng.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rôm sảy
Có một vài triệu chứng trên da giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết con mình có đang bị rôm sảy hay không, cụ thể:
- Da bé nổi các nốt mụn nước nhỏ li ti, nhiều nhất là ở mặt, cổ, ngựa và vùng lưng. Đây chính là những vùng da có nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể.
- Bé cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bị biếng ăn và mất ngủ.
- Trẻ gãi nhiều hơn, khiến da bị trầy xước và làm cho các nốt mụn nước bị vỡ. Nếu da bị nhiễm khuẩn sẽ nhanh chóng chuyển biến thành mụn mủ.
3. Giải đáp câu hỏi: Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì?
Bé bị rôm sảy tắm lá gì là một thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh khi con nhỏ gặp phải tình trạng khó chịu này. Theo kinh nghiệm dân gian, có một số loại lá được ba mẹ truyền tai nhau về khả năng giúp làm dịu và giảm bớt các triệu chứng của rôm sảy ở trẻ em. Các loại lá này thường được sử dụng bằng cách nấu nước tắm cho bé, cụ thể:
- Lá sài đất: Được cho là có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và làm dịu da.
- Khổ qua (mướp đắng): Theo dân gian, khổ qua có khả năng sát khuẩn nhẹ và làm giảm ngứa do rôm sảy.
- Lá trà xanh: Chứa chất chống oxy hóa và được cho là có tác dụng làm mát da, giảm viêm.
- Ngoài ra còn rất nhiều loại lá khác như lá khế, lá kinh giới, lá diếp cá,...
Lá trà xanh là một trong những câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị rôm sảy tắm lá gì
Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý, những phương pháp chữa rôm sảy bằng các loại lá này vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vốn có làn da rất nhạy cảm. Việc tự ý sử dụng các loại lá này có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí trong một số trường hợp còn có thể gây kích ứng da hoặc các phản ứng không mong muốn khác cho bé.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho con, khi trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, ba mẹ tuyệt đối không nên tự ý áp dụng bất kỳ phương pháp dân gian nào mà cần đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng rôm sảy của bé và đưa ra những lời khuyên, phác đồ điều trị khoa học, an toàn và hiệu quả nhất, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được những biến chứng không đáng có.
4. Điều trị rôm sảy ở trẻ em như thế nào?
Khi các nốt mụn nước khiến con bị ngứa, con gãi nhiều làm cho da bị trầy xước và viêm loét, thậm chí là nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nổi rôm sảy, ba mẹ hãy cho bé mang đồ thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và hoạt động trong không gian thoáng mát. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên hạn chế các hoạt động của bé để tránh đổ mồ hôi quá nhiều.
Ba mẹ nên cho con mang đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt vào những ngày hè nắng nóng
Ba mẹ nên tắm cho bé nhiều lần trong ngày để cơ thể được mát mẻ, sạch sẽ và làm sạch mồ hôi trên da. Nếu bé bị ngứa ngáy và khó chịu cho sự xuất hiện của các nốt mụn nước, ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc các loại kem bôi giảm ngứa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại kem bôi nào cho trẻ, ba mẹ cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Ba mẹ nên để ý, không nên cho bé gãi quá nhiều vì khi mụn nước vỡ có thể khiến các vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng bội nhiễm.
Nếu da bé bị sưng đỏ, có mủ chảy ra từ các nốt mụn nước, bị sốt, ớn lạnh hoặc bị nổi hạch ở vùng cổ, nách hay bẹn,... thì có thể tình trạng rôm sảy đã khá nghiêm trọng. Lúc này, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị hiệu quả, phòng tránh được những biến chứng có thể xảy ra.
5. Các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé mùa nắng nóng
Bên cạnh chủ đề trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, ba mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho bé, đặc biệt trong mùa nắng nóng với những cách đơn giản như sau:
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ giúp con phòng tránh rôm sảy những ngày hè
- Đối với trẻ nhỏ khi còn mặc tã, ba mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có khả năng thấm hút tốt với độ co giãn thoải mái. Ba mẹ nên kiểm tra tã và vệ sinh thường xuyên cho con, tránh để con mặc tã quá lâu gây hầm bí, khó chịu.
- Vào những ngày nắng nóng, ba mẹ không nên cho con mang áo quần với chất liệu vải dày, nóng hoặc đồ tay dài.
- Thường xuyên tắm rửa và lau mồ hôi cho con, không nên để mồ hôi ở trên da bé trong thời gian dài.
- Cho con hoạt động trong khu vực mát mẻ, hạn chế những nơi nắng nóng, đông người.
- Vào mùa hè, ba mẹ nên hạn chế không cho con ra ngoài vào giờ cao điểm, tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian này vì đây là lúc tia UV hoạt động mạnh, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của con.
- Nên cho con uống đủ nước, bổ sung thêm các loại rau củ quả để cơ thể con được nạp đủ dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
Ba mẹ nên nhắc con uống đủ nước vào những ngày nắng nóng
Mặc dù có nhiều kinh nghiệm dân gian truyền miệng về việc trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, nhưng các bậc phụ huynh cần thận trọng và không nên tự ý áp dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Tốt nhất, nếu nhận thấy bé gặp phải tình trạng này, ba mẹ nên cho bé đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả cho bé. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!