Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài cha mẹ nên làm gì

Ngày 30/09/2023
Mọc răng là một phần tất yếu trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, quá trình này thường đi kèm với một loạt triệu chứng không mong muốn như sốt và tiêu chảy. Vậy trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài cha mẹ nên làm gì? Bài viết dưới đây này sẽ giúp cha mẹ biết cách xử lý hiệu quả với hiện tượng này ở trẻ.

1. Tại sao trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài?

Trong quá trình mọc răng, trẻ nhỏ thường trải qua nhiều biến đổi về sức khỏe và cảm xúc trong đó có dấu hiệu sốt và đi ngoài. Sở dĩ trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài là bởi:

1.1. Viêm nướu

Viêm nướu là một trong các nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sốt và đi ngoài

Trong quá trình mọc răng, nướu của trẻ có thể sưng, đỏ và viêm nhiễm. Sự xâm nhập của răng vào nướu gây ra viêm nhiễm ở một mức độ nhất định và điều này kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ. Kết quả là trẻ bị sốt.

1.2. Răng sữa phải chịu áp lực từ răng mới mọc

Khi quá trình thay răng diễn ra, răng sữa sẽ phải nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình này đôi khi không diễn ra dễ dàng và có thể gây sưng, đau nướu. Sự đau đớn và áp lực từ việc mọc răng có thể kích thích sản xuất prostaglandin khiến thân nhiệt tăng lên và trẻ bị sốt.

1.3. Sự xâm nhập của vi khuẩn

Không ít trẻ có thói quen nhai tất cả những gì mà trẻ thích. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn từ các vật dụng mà trẻ nhai xâm nhập vào miệng, vào hệ tiêu hóa và khiến trẻ bị đi ngoài do viêm nhiễm.

Khi trẻ bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, ngoài tình trạng tiêu chảy thì trẻ còn có thể bị sốt - biểu hiện cho thấy cơ thể đang phản kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Mọc răng là một giai đoạn cần có trong quá trình phát triển của trẻ. Hiện tượng trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà không gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, biết được nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ giúp cha mẹ bớt lo lắng để chủ động theo dõi sức khỏe của con mình. Nếu tình trạng sốt, đi ngoài ở trẻ diễn ra quá lâu thì cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được đánh giá đúng về hiện trạng sức khỏe của trẻ.

2. Dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường có các dấu hiệu như:

Trẻ mọc răng có thể bị sốt nhưng thường là sốt nhẹ

- Sốt

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ mọc răng là sốt. Nhiệt độ của trẻ có thể tăng cao hơn thường nhưng không quá cao, thường dưới 38.3 độ C. Tuy nhiên, sốt sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cơ thể bị mệt mỏi.

- Tiêu chảy

Đây cũng là dấu hiệu phổ biến của trẻ khi mọc răng. Lúc này, trẻ thường đi ngoài phân lỏng và thậm chí có thể màu xanh.

- Bỏ bú hoặc bỏ ăn

Mọc răng thường đi kèm với sưng và đau đớn ở vùng nướu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở nên cáu gắt và không chịu ăn. Nhiều trẻ sẽ gặm nhấm bất cứ thứ gì hoặc nắn nướu để giảm đau.

- Sưng nướu

Nướu của trẻ đang mọc răng có thể trở nên sưng đỏ ở vùng có chân răng mọc lên. Hiện tượng này sẽ làm tăng áp lực và khiến trẻ bị đau tại chân răng sắp mọc.

- Nhu cầu cần an ủi, vỗ về tăng lên

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể sẽ cần nhiều sự an ủi hơn. Trẻ thường thích được cha mẹ ôm, vuốt ve, hoặc được quan tâm nhiều hơn. Sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ sẽ giúp trẻ quên đi cảm giác đau đớn và lo lắng khi mọc răng.

- Ngứa ngáy ở trong miệng

Mọc răng cũng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy trong miệng của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái.

- Sưng vùng má hàm

Khi răng mới mọc lên, răng sữa bên trong miệng có thể bị đẩy ra bên ngoài để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.Điều này có thể làm cho vùng má hàm của trẻ sưng lên.

3. Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài, cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:

- An ủi, vỗ về trẻ

Như đã nói ở trên, giai đoạn mọc răng, nhu cầu an ủi ở trẻ tăng lên. Vì thế, cha mẹ nên dành sự quan tâm, yêu thương và vỗ về trẻ nhiều hơn để trẻ cảm thấy an tâm, vượt qua cảm giác đau đớn khi mọc răng.

Sử dụng đồ gặm nướu có thể giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng

- Dùng đồ gặm nướu

Có một số công cụ hỗ trợ chống đau rát nướu cho trẻ trong giai đoạn mọc răng mà cha mẹ có thể cho con dùng như: gel giảm đau nướu, núm vú cao su, rau củ không ngọt để trong ngăn mát tủ lạnh,... Khi trẻ nhai những vật dụng này có thể cảm thấy dễ chịu hơn và quên đi cảm giác đau.

- Vệ sinh vùng miệng của trẻ sạch sẽ

Cha mẹ cần đảm bảo giữ cho vùng miệng của trẻ luôn sạch sẽ, nhất là sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa nhiễm trùng và viêm nướu.

- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Khi trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài trẻ sẽ rất ngại ăn. Vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu nhưng vẫn cần đảm bảo đủ dưỡng chất. Nên chọn thực phẩm mềm như: mỳ, súp, cháo,...Trẻ cũng cần được uống nước để tránh bị mất nước do tiêu chảy.

- Trợ giúp y tế

Nếu thấy tình trạng nướu của trẻ sưng đau nghiêm trọng, dấu hiệu sốt và đi ngoài kéo dài thì cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để được hướng dẫn xử trí hiệu quả, tránh được những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trường hợp trẻ mọc răng bị sốt không quá cao, cha mẹ có có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ nhưng cần tuân thủ liều lượng và chỉ sử dụng của bác sĩ.

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài là một dấu hiệu phổ biến, có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu nhưng sẽ sớm chấm dứt. Cha mẹ chỉ cần biết được nguyên nhân khiến con gặp tình trạng này và chủ động xử trí đúng cách thì bé sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn này một cách thoải mái và an toàn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.