Các tin tức tại MEDlatec
Triệu chứng có sán trong mắt là gì? Làm cách nào chẩn đoán đúng?
- 07/04/2025 | Triệu chứng đau mắt đỏ, phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất
- 13/04/2025 | Ghèn mắt kéo sợi nguyên nhân do đâu? Cách xử lý đơn giản
- 22/05/2025 | Nhiễm sán lá gan: Những thông tin nên biết
1. Có sán trong mắt là như thế nào?
1.1. Thế nào là có sán trong mắt?
Sán trong mắt là tình trạng sán xâm nhập vào các mô và khoang trong mắt. Khi ở trong mắt, chúng có thể di chuyển trong dịch kính, màng bồ đào hoặc dưới kết mạc, gây tổn thương các cấu trúc của mắt.
1.2. Loại sán nào có thể xâm nhập vào mắt?
Các loại sán có thể xâm nhập vào mắt bao gồm:
- Ấu trùng sán chó Toxocara:
Ấu trùng này xâm nhập vào võng mạc mắt, khiến người bệnh bị giảm thị lực, mờ mắt, thậm chí có thể gây mù lòa.
- Ấu trùng sán lợn Taenia solium:
Trứng sán lợn có khả năng tạo ra u nang ở mô não, cơ và mắt. Nếu ấu trùng sán lợn xâm nhập vào mắt sẽ gây mờ mắt, bong võng mạc.
Vật nuôi trong nhà có thể là nguồn lây nhiễm sán sang người
2. Nguyên nhân có sán trong mắt là gì?
Khi một người xuất hiện triệu chứng có sán trong mắt tức là đã bị sán xâm nhập thông qua các cách thức như:
- Ăn uống không an toàn: Sử dụng thịt, cá, ốc chưa nấu chín kỹ chứa ấu trùng sán. Khi ăn vào, ấu trùng di chuyển qua thành ruột, theo dòng máu đến nhãn cầu.
- Tiếp xúc với phân động vật: Khi nuôi chó, mèo nếu chạm tay vào phân của chúng và chạm lên mắt thì có thể lây sán Toxocara.
3. Triệu chứng có sán trong mắt và mức độ nguy hiểm
3.1. Triệu chứng gặp phải khi có sán trong mắt
Ấu trùng sán sau khi vào cơ thể sẽ qua đường tiêu hóa hoặc da, đến gan, phổi, rồi theo tuần hoàn máu di chuyển đến các cơ quan khác trong đó có mắt. Ấu trùng sẽ phát triển trong nhãn cầu, sinh sản và giải phóng độc tố khiến cấu trúc mắt bị tổn thương.
Các triệu chứng có sán trong mắt thường gặp là:
- Máu ở mạch máu dưới kết mạc giãn nở, khiến mắt chuyển sang màu đỏ hồng.
- Đỏ mắt, cảm giác đau sâu bên trong hốc mắt, khó chịu kéo dài.
- Nhìn không rõ, thấy có bóng mờ hoặc điểm đen di chuyển trong tầm nhìn.
- Cảm giác có vật thể lạ di chuyển bên trong mắt.
- Có dấu hiệu viêm mắt như: sưng, đau, phù mí và khó mở mắt.
- Soi mắt qua gương có thể thấy vật thể nhỏ di chuyển trong mắt.
- Nhức đầu, chóng mặt.
Trường hợp nhiễm sán lợn, người bệnh sẽ xuất hiện u nông căng mộng trong mắt gây viêm. Nếu sán khu trú ở kết mạc, người bệnh sẽ xuất hiện nang tròn ở góc trong của mắt.
Bị sưng, đỏ và cảm thấy cộm bên trong là những triệu chứng có sán trong mắt cần cảnh giác
3.2. Sán trong mắt nguy hiểm như thế nào đối với thị lực?
Sán ký sinh trong mắt có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm như:
3.2.1. Suy giảm hoặc mất thị lực
Ấu trùng sán khi ở trong mắt sẽ trở thành vật ngăn cản tầm nhìn của người bệnh. Đây là lý do khiến người bệnh có cảm giác nhìn mờ nhòe. Không những thế, sự hoạt động của sán còn gây viêm, làm tăng bạch cầu ái toan trong mạch máu mắt.
Tùy thuộc vào vị trí khu trú của sán ở mắt và tình trạng viêm, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng nhìn mờ, khô mắt, đau mắt, nổi u hạt trong mắt,... Ngoài ra, sán cũng có thể phá hủy dây thần kinh thị giác, võng mạc, thủy tinh thể,... Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị áp xe thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh giác mạc,... Trường hợp này, nếu không điều trị ngay, thị lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gây mù lòa.
3.1.2. Tăng nguy cơ viêm mắt mạn tính
Sự hiện diện của sán trong mắt kích thích phản ứng viêm kéo dài. Đây chính là lý do khiến cho các bệnh lý như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào,... thường xuyên tái phát và khó điều trị dứt điểm.
3.1.3. Nguy cơ lan sang hệ thần kinh trung ương
Một số loại sán có khả năng di chuyển từ mắt lên não qua đường thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến các biến chứng như co giật, hôn mê, viêm màng não,... nguy hiểm trực tiếp đến sự sống.
4. Chẩn đoán sán trong mắt bằng cách nào?
Nếu nghi ngờ triệu chứng có sán trong mắt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ Nhãn khoa để được chẩn đoán bệnh thông qua các biện pháp như:
- Soi đáy mắt: Giúp phát hiện sự hiện diện của sán hoặc các tổn thương bất thường.
- Siêu âm nhãn cầu: Xác định vị trí sán ký sinh trong mắt.
- Xét nghiệm máu: Tìm kháng thể hoặc dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng.
Khi nghi ngờ nhiễm sán trong mắt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ Nhãn khoa để được chẩn đoán đúng
5. Phương pháp phòng ngừa sán ký sinh trong mắt
Để bảo vệ thị lực và tránh nguy cơ xuất hiện triệu chứng có sán trong mắt, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm chưa nấu chín kỹ nhất là cua, ốc.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế dùng tay tiếp xúc với vùng mắt khi tay chưa được vệ sinh sạch.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không để vật nuôi phóng uế bừa bãi, xử lý phân đúng cách để tránh phát tán trứng sán ra môi trường.
- Tẩy giun định kỳ cho cả người và vật nuôi trong nhà.
- Khám mắt định kỳ hoặc khi có các triệu chứng bất thường kéo dài như nhìn mờ, đau mắt, sưng đỏ mắt,...
Xuất hiện triệu chứng có sán trong mắt là tình trạng nguy hiểm, cần được thăm khám để điều trị ngay. Nếu để bệnh kéo dài, sán gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng thị giác thì không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều trị mà thậm chí còn dẫn đến mù lòa.
Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm sán, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn đặt lịch khám, xét nghiệm ký sinh trùng giúp chẩn đoán đúng và kịp thời điều trị bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!