Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn phương pháp điều trị mỡ máu an toàn và hiệu quả
- 01/10/2021 | Có thể kiểm tra mỡ máu tại nhà không và cách giảm mỡ máu hiệu quả
- 25/02/2022 | Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì để cải thiện, hỗ trợ điều trị?
- 13/12/2021 | Chỉ số mỡ máu Triglyceride quá cao cảnh báo bệnh lý nào?
1. Điều trị mỡ máu bằng các nhóm thuốc tây y
Điều trị mỡ máu bằng thuốc tây y được áp dụng khá phổ biến hiện nay với hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, liều lượng được sử dụng sẽ còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan khác nhau.
Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu thường được các bác sĩ chỉ định hiện nay bao gồm:
Nhóm Statin
Statin là nhóm thuốc ức chế quá trình hoạt hóa của men HMG-CoA Reductase, cản trở quá trình tổng hợp Cholesterol trong gan, giảm lượng LDL-Cholesterol. Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong các trường hợp điều trị lipid máu tăng cao và giảm các biến chứng liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch,...
Các thuốc nhóm Statin thường được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh mỡ máu
Thông thường, các thuốc thuộc nhóm Statin được chỉ định từ liều thấp đến cao. Những trường hợp điều trị sau 4 - 6 tuần không đạt hiệu quả có thể tăng liều gấp đôi.
Tuy nhiên, người bệnh khi dùng các loại thuốc này cần phải báo ngay với bác sĩ nếu gặp các biểu hiện như sau: đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ,... Khi dùng thuốc không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà cần phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Nhóm Niacin (Nicotinic Acid)
Niacin là một loại vitamin B3 tan trong nước có khả năng ức chế gan sản xuất các lipoprotein. Nhờ đó mà thuốc này làm giảm đến 25% lượng LDL-Cholesterol và tăng từ 15 - 35% HDL-Cholesterol.
Nhóm Niacin thường được chỉ định kết hợp với các loại thuốc Statin hoặc các bệnh nhân không dung nạp Statin. Những lưu ý với khi điều trị mỡ máu bằng thuốc Niacin bao gồm:
-
Tác dụng phụ: Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đỏ bừng da hoặc nổi mẩn ngứa, buồn nôn, nôn,...
-
Những trường hợp mắc bệnh gút, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn tính không được sử dụng các loại thuốc nhóm này.
-
Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường cần phải cẩn thận và sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm Niacin thường được sử dụng kết hợp với Statin để chữa bệnh mỡ máu cao
Dẫn xuất fibrat
Các loại thuốc thuộc nhóm fibrat acid được ưu tiên sử dụng với những bệnh nhân điều trị tình trạng Triglyceride tăng cao. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol và giảm từ 40 - 60% lượng Triglyceride.
Nhóm dẫn xuất fibrat có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp điều trị mỡ máu với thuốc khác tùy vào tình trạng bệnh.
Các renins gắn acid mật
Các loại renins khi gắn với acid mật sẽ làm giảm quá trình hấp thu, tăng chuyển hóa Cholesterol sang acid mật trong gan. Nhờ đó mà hàm lượng LDL-Cholesterol giảm đáng kể. Các thuốc nhóm này không được chỉ định cho bệnh nhân tăng Triglyceride và thường kết hợp với các thuốc trị mỡ máu khác.
Các renins gắn acid mật có thể làm giảm đáng kể lượng LDL-C trong máu
Hiện nay, không một bác sĩ nào có thể khẳng định sẽ điều trị khỏi hoàn toàn mỡ máu cao. Các nhóm thuốc nói trên hay bất kỳ phương pháp nào đều chỉ có tác dụng hạn chế quá trình tiến triển nặng hơn của mỡ máu. Hơn nữa, việc điều trị cũng cần phải có sự kết hợp nhiều phương pháp khác nhau cùng với sự kiên trì, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị của người bệnh.
2. Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
Chế độ ăn uống và mỡ máu có mối quan hệ gắn liền với nhau bởi các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển hóa lipid. Do đó, bên cạnh việc điều trị mỡ máu bằng các phương pháp y khoa thì người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
Việc thay đổi thói quen ăn uống sẽ có những tác động tích cực đối với bệnh mỡ máu cao và đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Những thói quen mà người bệnh nên làm khi xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày bao gồm:
-
Giảm độ mặn trong bữa ăn hàng ngày hay nói cách khác là nên ăn nhạt vì các thực phẩm nhiều muối sẽ có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
-
Nên dùng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc có khả năng làm giảm mỡ máu hiệu quả như rau xanh, trái cây, gừng, tỏi, hành tây, các loại nấm, mộc nhĩ, trà,...
-
Ăn nhiều cá hay thịt trắng (gà, vịt,..) để thay thế các loại thịt đỏ (heo, bò, trâu,...).
-
Nên dùng dầu đậu nành, dầu olive, dầu ngô, dầu hướng dương,... để hạ lượng Cholesterol trong máu.
-
Omega-3 có trong cá hồi, cá thu, quả óc chó,... là loại acid béo tốt cho cơ thể, giảm nguy cơ tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ.
-
Nên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp, hầm để làm giảm lượng chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể.
-
Người bị mỡ máu cần phải tránh xa các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, bia rượu và thuốc lá mà tốt nhất nên cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước lọc (có thể dùng nước chè xanh) mỗi ngày.
Thay đổi thói quen ăn uống có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách thì một chế độ rèn luyện khoa học cũng góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Thường xuyên vận động với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,... sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu và các bệnh nguy cơ về tim mạch.
Quá trình điều trị mỡ máu cao cần được tiến hành trong thời gian dài và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau thì mới cho lại hiệu quả tối đa nhất. Tuy nhiên, với bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào, bạn cũng cần phải hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Chính vì vậy mà việc lựa chọn địa điểm kiểm tra sức khỏe cũng có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh mỡ máu. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nơi nào tin cậy thì hãy chọn Khoa Huyết học - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Thông qua các kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ tại đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tối ưu nhất. Hãy gọi ngay đến theo hotline: 1900 56 56 56 để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!