Các tin tức tại MEDlatec

Tuyến giáp kém - Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa bệnh tuyến giáp

Ngày 01/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng cảnh báo rất rõ ràng. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu cho thấy tuyến giáp kém, bạn tuyệt đối không được chủ quan.

1. Hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có cấu tạo giống hình cánh bướm, nằm phía trước cổ, dưới khí quản và trên thanh quản. Vai trò của tuyến giáp là sản xuất và lưu trữ các hormone để điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, những bất thường về tuyến giáp như hoạt động quá mức (cường giáp), tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp) đều gây ra những vấn đề cho sức khỏe.

Tuyến giáp hình cánh bướm nằm trước cổ, là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể

2. Dấu hiệu tuyến giáp kém

Khi tuyến giáp kém, lượng hormone sản xuất ra sẽ không đủ, vì vậy mà quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau.

Thay đổi trọng lượng cơ thể

Thay đổi trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân có thể là cảnh báo tuyến giáp kém:

Khó giảm cân có thể là một trong những biểu hiện của suy giáp, mặc dù bạn đang kiên trì tuân thủ chế độ ăn ít béo, ít calo thấp và tập luyện nghiêm ngặt. Trong khi đó, cường giáp khiến bạn sụt cân dù vẫn ăn cùng một lượng như bình thường, hoặc thậm chí giảm rất nhiều dù tăng khẩu phần ăn.

Thay đổi trọng lượng cơ thể không rõ lý do có thể là do tuyến giáp hoạt động yếu kém

Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe và do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như thiếu ngủ, làm việc quá sức hay do căng thẳng mãn tính. Nếu tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp hoặc cường giáp), bạn cũng có thể bị mệt mỏi. Đây chính là kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Châu Âu khi có đến 52% bệnh nhân suy giáp bị mệt mỏi kéo dài, ngay cả khi đã nghỉ ngơi.

Chịu lạnh kém

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nội khoa Tổng quát cho thấy có 40% bệnh nhân suy giáp cảm thấy chịu lạnh kém hơn bình thường. Nguyên nhân là do tuyến giáp kém hoạt động nên quá trình trao đổi chất bị chậm, khả năng giữ ấm của cơ thể cũng bị suy giảm nên bạn cảm thấy nhạy cảm hơn với nhiệt độ thấp.

Đau nhức cơ khớp

Nếu bạn đang “vật lộn” với các cơn đau nhức cơ khớp không phải do nhiễm trùng, viêm thấp khớp, chấn thương, thuốc,… thì có khả năng tuyến giáp đang hoạt động kém. Bởi khi tuyến giáp kém thì quá trình trao đổi chất sẽ thay đổi theo hướng dị hóa thay vì đồng hóa. Điều này khiến các mô cơ bị phá vỡ để lấy năng lượng cung cấp cho cơ thể, dẫn đến tình trạng đau nhức cơ khớp.

Tuyến giáp kém hoạt động có thể khiến các mô cơ bị đau nhức

Da khô, tóc mỏng

Khi hormone trao đổi chất không đủ do tuyến giáp kém hoạt động thì các tế bào da và nang tóc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy da bị bong tróc và khô ráp hơn do tế bào chết không bị đào thải mà tích tụ lại trên bề mặt da. Còn tóc thì rụng nhiều hơn, trở nên mỏng hơn và sợi tóc trông rất yếu ớt.

Rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là kinh nguyệt không đều và ở mỗi chu kỳ, máu kinh ra rất nhiều thì có khả năng bị suy giáp. Nguyên nhân là do hormone tuyến giáp có vai trò điều chỉnh kinh nguyệt và duy trì hoạt động của buồng trứng, tử cung. Khi hormone suy giảm thì kinh nguyệt của chị em có xu hướng không đều và lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.

Trầm cảm

Hoạt động của tuyến giáp có mối liên hệ mật thiết với chứng trầm cảm và đặc biệt rõ ràng ở phụ nữ trẻ tuổi. Theo đó, suy giáp có thể gây rối loạn tâm trạng, cụ thể, khiến bạn trở nên “mong manh” và nhạy cảm hơn. Nếu không được can thiệp tâm lý kịp thời có thể dẫn đến căng thẳng, trầm cảm mãn tính rất nguy hiểm.

Hoạt động của tuyến giáp và tâm trạng, cảm xúc có mối liên hệ với nhau

3. Biện pháp khắc phục tuyến giáp kém

Dưới đây là những biện pháp giúp bạn cải thiện, khắc phục tình trạng suy giáp, tuyến giáp kém hoạt động.

Dùng thuốc

Điều trị nội khoa là phương pháp đầu tay trong điều trị tuyến giáp hoạt động kém.

Chế độ ăn uống

Nếu tuyến giáp kém hoạt động, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày.

●       Thực phẩm giàu I - ốt như tảo biển, rong biển, cá biển, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…

●       Thực phẩm giàu Selen như cá mòi, cá trứng, trứng, các loại hạt và các loại đậu.

●       Thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, thịt gia cầm và các loại hải sản.

Ngoài ra, bạn cần kiểm soát thói quen ăn uống của mình vì như đã nói, tuyến giáp kém khiến bạn mau đói và thèm ăn nhiều hơn. Việc ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị tăng cân và đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn nên kiêng đậu nành, các loại rau họ cải và các loại quả mọng. Những thực phẩm này chứa các hoạt chất làm ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Bị suy giáp nên ăn nhiều cá, trứng, trái cây và các loại hạt và đậu

Đặc biệt, để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời thì ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp kém hoạt động nói trên, bạn cần nhanh chóng đi khám. Bạn có thể đến gặp bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra chuyên sâu và điều trị hiệu quả.

MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán được nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị chi tiết, cụ thể cũng như hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh tình thuyên giảm, phòng tránh biến chứng.

Để đặt lịch khám và tư vấn dịch vụ tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khoá: tuyến giáp kém

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.