Các tin tức tại MEDlatec
U tuyến giáp ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát sự phát triển của khối u?
- 14/02/2025 | Bị tuyến giáp có ăn được lạc không? Danh sách các thực phẩm nên tránh
- 15/04/2025 | Bị tuyến giáp có uống được vitamin E không? Dùng thế nào cho hiệu quả?
- 06/05/2025 | Bệnh viêm tuyến giáp có thể chữa khỏi không? Giải đáp từ bác sĩ
1. U tuyến giáp và vai trò của dinh dưỡng trong kiểm soát sự phát triển của khối u
U tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trong tuyến giáp khiến cho khối u hình thành. Khối u này có thể lành tính hoặc ác tính nhưng đều cần kiểm soát tốc độ phát triển để tránh dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Dinh dưỡng có vai trò nền tảng trong chăm sóc sức khỏe nói riêng và kiểm soát u tuyến giáp nói riêng. Khi biết được u tuyến giáp ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh sẽ có căn cứ để xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất cần thiết nhằm:
1.1. Hỗ trợ miễn dịch và giảm viêm
Chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể cải thiện khả năng chống lại sự phát triển của bệnh. Khi chức năng miễn dịch được cải thiện, các tế bào ung thư hoặc tế bào u có nguy cơ phát triển sẽ bị kìm hãm.
Lựa chọn đúng sản phẩm nên ăn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốc độ phát triển của u tuyến giáp
1.2. Điều hòa hormone tuyến giáp
Tuyến giáp nhận nhiệm vụ sản xuất hormone quan trọng cho cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp và chuyển hóa của hormone tuyến giáp. Bổ sung đủ iod, selen và kẽm, đồng, sắt, omega-3 sẽ giúp duy trì mức độ hormone ổn định, giảm nguy cơ biến đổi ác tính của khối u.
2. Bệnh nhân u tuyến giáp ăn gì và kiêng ăn gì để tránh kích thích khối u phát triển?
2.1. Thực phẩm nên ăn
Người bệnh băn khoăn tìm hiểu u tuyến giáp ăn gì để kiểm soát sự phát triển của khối u cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất và nhóm thực phẩm hỗ trợ chức năng tuyến giáp, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa sau đây:
2.1.1. Rau xanh và trái cây tươi
Các loại rau cải lá xanh như cải bó xôi, cải thìa, cải làn, súp lơ,... rất giàu magie, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
Ngoài ra, các loại rau củ giàu vitamin C, flavonoid, chất xơ như ổi, dâu tây, cam, bưởi,... cũng cần được tăng cường để tăng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ đào thải độc tố.
2.1.2. Thực phẩm giàu iod và selen
Hải sản như tôm, cá hồi, cá trích, rong biển,... là nguồn cung cấp iod tự nhiên rất tốt cho tổng hợp hormone tuyến giáp. Nhóm động vật có vỏ như sò huyết, trai, hàu,... hoặc các loại hạt rất giàu selen. Đây là khoáng chất rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết hormone tuyến giáp. Đây cũng là những thực phẩm không nên bỏ qua khi tìm hiểu u tuyến giáp ăn gì để xây dựng thực đơn khoa học cho người bệnh.
Tôm và cá hồi là nhóm thực phẩm giàu iod, tốt cho quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp
2.1.3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Để khối u tuyến giáp được kiểm soát, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sau cũng nên bổ sung vào thực đơn của người bệnh:
- Các loại hạt giàu omega-3 và chất chống oxy hóa như hạt lanh, hạt óc chó,...
- Trà xanh: Giàu polyphenol, EGCG ức chế quá trình hình thành và phát triển khối u
- Thực phẩm chứa Sulfur tự nhiên giúp giảm viêm và hỗ trợ thải độc ra khỏi cơ thể như hành, tỏi,...
2.1.4. Protein chất lượng cao
Những nguồn cung cấp protein chất lượng cao sau đây không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị u tuyến giáp:
- Thực phẩm cung cấp axit amin thiết yếu để tái tạo tế bào như thịt nạc từ gà, bò, lợn,...
- Thực phẩm giàu omega-3, hỗ trợ giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch như cá hồi, cá trích,...
- Nguồn đạm thực vật dễ tiêu hóa từ các loại đậu.
2.2. Thực phẩm nên kiêng
Bên cạnh nhóm thực phẩm nên bổ sung, người bệnh u tuyến giáp cần hạn chế hoặc tránh những thực phẩm dễ kích thích khối u hoặc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp như:
2.2.1. Thực phẩm chứa goitrogen
Những thực phẩm dễ gây ức chế hấp thụ iod sau đây cần kiêng trong chế độ ăn của người có khối u tuyến giáp:
- Các loại họ cải xoăn như bắp cải, cải Brussels chứa chất goitrogen gây cản trở quá trình hấp thu iod.
- Đậu tương và chế phẩm từ đậu tương sống hoặc chưa lên men, người có khối u tuyến giáp nên hạn chế ăn và cần chế biến kỹ trước khi ăn. Trường hợp cần thiết, người bệnh nên ưu tiên chọn đậu tương lên men như tempeh, miso,...
2.2.2. Đường tinh luyện và đồ ăn chế biến sẵn
Bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ là những thực phẩm ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt hộp,... chứa chất bảo quản, muối nitrit cũng cần kiêng ăn khi bị khối u tuyến giáp để tránh làm tăng nguy cơ phát triển ác tính.
Ngoài những thực phẩm trên thì người bệnh cũng không nên ăn nội tạng động vật vì trong đó có rất nhiều axit lipoic có thể làm phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp. Bệnh nhân u tuyến giáp cũng nên kiêng nhóm thực phẩm giàu natri và muối để không gây mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp và tim mạch.
3. Lưu ý trong việc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân u tuyến giáp
Tuy u tuyến giáp ăn gì, nên kiêng ăn gì là vấn đề cần quan tâm nhưng khi xây dựng thực đơn, người mắc bệnh lý này cũng cần chú ý:
- Luôn bổ sung đầy đủ vào bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm từ rau củ, trái cây, chất béo tốt, chất đạm và tinh bột nguyên cám.
- Chia nhỏ thành 4 - 5 bữa/ngày để đảm bảo sự ổn định của đường huyết và hạn chế được tình trạng thèm ăn thực phẩm không lành mạnh.
- Chủ động nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối và dầu mỡ tiêu thụ, hạn chế được việc dung nạp chất bảo quản.
- Kết hợp vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để cải thiện tinh thần và khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa giúp bệnh nhân biết u tuyến giáp ăn gì tốt và xây dựng thực đơn thế nào cho hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý rất cần được chú ý khi bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, tình trạng khối u của mỗi bệnh nhân không giống nhau. Vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn u tuyến giáp ăn gì, kiêng ăn gì, biết cách xây dựng chế độ ăn phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, giúp kiểm soát khối u một cách tốt nhất.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, cần được chẩn đoán và thực hiện điều trị u tuyến giáp hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!