Các tin tức tại MEDlatec
U tuyến yên và các xét nghiệm u tuyến yên là gì?
- 27/07/2019 | Những vấn đề cần biết về chụp cộng hưởng từ tuyến yên
- 30/08/2019 | Giải đáp thắc mắc về u tuyến yên gây vô sinh hay không
- 29/08/2019 | U tuyến giáp ác tính - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
1. Tuyến yên và bệnh u tuyến yên
Tuyến yên là tuyến nội tiết có kích thước khoảng bằng hạt đậu, nằm ở đáy não. Tuyến yên có vai trò điều hòa quá trình bài tiết Hormone, được sinh ra bởi các tuyến nội tiết khác như: Tuyến thượng thận, tuyến giáp.
Ngoài ra, tuyến yên còn sản sinh ra nhiều hormone quan trọng, ảnh hưởng đến tuyến vú và xương như: Hormone tăng trưởng, hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone kích thích tuyến giáp, hormone tăng tiết sữa prolactin.
U tuyến yên là tình trạng bệnh lý khi xuất hiện khối u nằm trong tuyến yên, làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tuyến yên. Khối u phát triển, tăng kích thước sẽ dần hủy hoại các tế bào sản xuất hormone, tế bào chức năng.
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra u tuyến yên. Chỉ có một số trường hợp bệnh nhân mắc u tuyến yên được xác định do di truyền, khi gia đình có người mắc bệnh khổng lồ.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây u tuyến yên
Mặc dù u tuyến yên là u lành, nhưng u phát triển gây nhiều nguy hiểm với sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng của bệnh u tuyến yên
Hầu hết các trường hợp biết mình bị u tuyến yên khi đi khám bệnh, xét nghiệm sau khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh. Triệu chứng của người mắc u tuyến yên khá đa dạng, phụ thuộc vào mức độ phát triển, vị trí, kích thước khối u và loại nội tiết mà khối u tiết ra. Theo đó, u tuyến yên thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu tiêu biểu sau:
Rối loạn nội tiết
Tăng tiết prolactin
Khiến nữ giới chậm kinh, mất kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa bất thường ở vú (tiết sữa khi không có thai). Ở nam giới gây giảm ham muốn tình dục, bất lực, giảm hoặc mất cương.
Những người u tuyến yên gặp phải tình trạng này, khi xét nghiệm sẽ thấy nồng độ prolactin cao.
Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng Groth Hormone
Khiến người bệnh bị rối loạn phát triển cơ thể, với các biểu hiện như: Trán dô, mặt to, cằm rộng, môi dày, trán rộng, to đầu chi, da thô, bàn tay và ngón tay to bất thường, bàn chân và ngón chân to bất thường,…
Những người bệnh bị u tuyến yên tăng tiết Groth Hormone có khuôn mặt rất đặc trưng, vì vậy có thể dễ dàng nhận ra và chẩn đoán bệnh.
Tăng tiết ACTH dẫn đến bệnh Cushing
Khiến người bệnh có dấu hiệu tay chân nhỏ, bụng to, tăng cân, cơ nhẽo, vết rạn da ở đùi, bụng, tay,…
U tuyến yên dẫn tới suy tuyến yên
Suy tuyến yên
Khối u tuyến yên lớn không tăng tiết sẽ chèn ép lên các tế bào tuyến yên lành, dẫn tới suy tuyến yên, giảm tiết nội tiết tố. Các dấu hiệu gặp phải như: rụng lông, bất lực, vô sinh, mệt mỏi, mất ngon miệng, da khô, chậm phát triển hoặc chậm dậy thì ở trẻ,…
Nếu u tuyến yên xuất hiện chảy máu thì bệnh nhân có dấu hiệu suy tuyến yên cấp, triệu chứng nhanh, đau đầu dữ dội, đau đầu nhiều, nhìn mờ nhanh. Trường hợp u tuyến yên chảy máu, gây suy tuyến yên cần sớm phát hiện và thực hiện cấp cứu ngoại khoa thần kinh nhanh chóng.
Rối loạn nhìn
Do tuyến yên nằm ngay ở hố yên, ở dưới vị trí giao thoa thị giác, nơi có 2 dây thần kinh thị giác bắt chéo. Khi khối u phát triển khiến tuyến yên tăng kích thước, chèn ép và gây rối loạn nhìn. Bệnh nhân có triệu chứng: nhìn mờ, nhìn bán manh (chỉ nhìn được phía trong hoặc phía ngoài).
Đặc biệt khi có triệu chứng bán manh, người bệnh chỉ thấy được vật ngay trước mặt mà không nhìn được vùng ngoài thái dương hoặc vật phía trong. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu bán manh nhưng không phát hiện ra, chỉ được phát hiện khi bác sỹ thực hiện kiểm tra.
Ngoài ra, nếu u tuyến yên xâm lấn sang xoang tĩnh mạch hang, dây thần kinh III, IV và V bị chèn ép, người bệnh bị lác mắt, tê bì mặt, nhìn đôi,…
Tăng áp lực trong sọ
Khối u tăng kích thước gây chèn ép trong sọ, dẫn tới tăng áp lực trong sọ, đặc trưng là các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, hôn mê,…
3. Chẩn đoán xét nghiệm u tuyến yên
Khi có các triệu chứng trên, nghi ngờ mắc u tuyến yên, bác sỹ sẽ thực hiện các kỹ thuật thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán dưới đây để kiểm tra. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định kỹ thuật phù hợp, có thể gồm:
Xét nghiệm prolactin chẩn đoán u tuyến yên
- Xét nghiệm máu, nước tiểu đo Hormone. Những xét nghiệm đo Hormone này có thể làm nhiều lần, ở những thời điểm khác nhau để cho kết quả chính xác. Bác sỹ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc hormone trước khi làm xét nghiệm.
- Khám chuyên khoa thần kinh.
- Khám thị lực và soi đáy mắt.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp X - quang, chụp cắt lớp vi tính CT.
- Sinh thiết.
Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI sẽ giúp phân loại kích cỡ khối u như sau:
- U tuyến nhỏ: Kích thước <10mm.
- U tuyến lớn: Kích thước lớn nhất >10mm, có thể phát triển ngoài hoành tuyến yên.
Ngoài ra phân loại u tuyến yên cũng dựa trên các bất thường khác như: bất thường hormone, tình trạng lan đến cơ quan xung quanh, nhất là xoang hang.
Cần xác định kích thước u tuyến yên để phân giai đoạn bệnh
Từ kết quả của các kỹ thuật, xét nghiệm chẩn đoán trên, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận chính xác về chẩn đoán u tuyến yên và giai đoạn bệnh. Đánh giá giai đoạn u là rất quan trọng, xem xét u ở vị trí nào, đã lan hay chưa, có ảnh hưởng đến cơ thể thế nào,…
Từ việc xác định chính xác giai đoạn u, bác sỹ mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cũng như tiên lượng bệnh.
Trên đây là một số kiến thức về u tuyến yên và các kỹ thuật xét nghiệm u tuyến yên. Nếu bạn có những dấu hiệu sức khỏe bất thường, nghi mắc bệnh lý này, cần sớm đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng giải quyết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!