Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư ruột thừa: Bệnh ít gặp, khó phát hiện ở giai đoạn sớm
- 30/11/2021 | Viêm ruột thừa là gì và các thể viêm ruột thừa thường gặp
- 19/11/2021 | Bác sĩ tư vấn: thời gian ủ bệnh viêm ruột thừa là bao lâu?
- 19/11/2021 | Diễn biến bệnh viêm ruột thừa và cách chăm sóc người bệnh
- 06/12/2021 | Chuyên gia chỉ rõ biến chứng của viêm ruột thừa cấp
- 18/11/2021 | Giải đáp ruột thừa nằm ở bên nào? Những vấn đề sức khỏe liên quan
1. Ung thư ruột thừa là bệnh ít gặp và rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm
Ruột thừa có hình ống và mỏng, chiều dài của ruột thừa khoảng 5 đến 10cm, nằm ở bên dưới bụng phải. Ruột thừa không có chức năng rõ ràng, chính vì thế, nếu cơ quan này xảy ra tình trạng viêm nhiễm thì thường được cắt bỏ. Vì ruột thừa được nối với ruột già nên nếu ruột già bị cắt bỏ thì phần ruột thừa cũng sẽ được cắt bỏ theo.
Ung thư ruột thừa là một bệnh ít gặp và khó phát hiện ở giai đoạn sớm
1.1. Phân loại bệnh ung thư ruột thừa
Bệnh ung thư ruột thừa là tình trạng những tế bào trong mô của cơ quan này phát triển, tăng sinh bất thường, hoặc hình thành khối u ác tính bên trong ruột thừa. Đây là loại ung thư được đánh giá là ít gặp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này. Bệnh có thể chia thành 5 loại như sau:
- Ung thư biểu mô tuyến đại tràng: Là các trường hợp mà khối u tuyến bắt đầu hình thành từ lớp niêm mạc của đại tràng. Theo thống kê, tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đại tràng chiếm 10% trong số những trường hợp bệnh nhân ung thư ruột thừa. Bệnh thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 60 đến 65 và nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới.
- Ung thư tuyến nhầy của ruột thừa: Bệnh xảy ra khi chất nhầy tích tụ bên trong ống ruột thừa và gốc ruột thừa bị tắc nghẽn. Dạng bệnh này khá hiếm gặp và đối tượng từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nhóm tuổi khác.
- Ung thư tế bào Goblet: Dạng ung thư này thường xuất phát từ sự phát triển quá mức của các tế bào trong biểu mô của đường hô hấp và tiêu hóa.
- Ung thư thần kinh nội tiết: Đây là dạng ung thư chiếm khoảng 50% trong số những trường hợp mắc bệnh ung thư ruột thừa. Những khối u xuất hiện ở thành ruột và thường phát triển chậm. Những khối u tại vị trí này có thể gây ảnh hưởng đến phần ruột non và trực tràng của bệnh nhân.
- Ung thư tế bào Signet: Dạng bệnh này hiếm gặp nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, nhất là dạ dày và đại tràng vì khả năng di căn của nó là khá cao.
1.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột thừa
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột thừa là:
- Tình trạng thiếu máu vì thiếu vitamin B12
- Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến ruột thừa và tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
- Mắc hội chứng Zollinger-Ellison đường tiêu hóa.
- Một số rối loạn bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề ở ruột thừa, trong đó có ung thư ruột thừa. Chính vì thế, căn bệnh này có thể liên quan đến yếu tố di truyền.
- Thói quen hút thuốc lá và rượu bia cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, đường ruột,…
1.3. Triệu chứng của bệnh
Như đã nói ở phía trên, rất khó để có thể nhận biết bệnh ung thư ruột thừa ở giai đoạn sớm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa và làm sinh thiết.
Đau phần dưới bụng phải dữ dội là một biểu hiện của bệnh
Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở những trường hợp mắc ung thư ruột thừa:
-
Bệnh nhân thường xuyên bị đầy hơi.
-
Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
-
Đau phần dưới bụng phải dữ dội.
-
Có biểu hiện tắc ruột.
-
Thoát vị bẹn.
-
Tiêu chảy.
Ở mỗi bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh bước sang những giai đoạn muộn thì các triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Do đó, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ruột thừa
Trước hết, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân, xem xét triệu chứng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý. Sau đó, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thực hiện một số xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bao gồm phương pháp chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
Những phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng khối u, mức độ lây lan của chúng sang các bộ phận khác của cơ thể. Một số trường hơp được tiến hành làm sinh thiết sau khi cắt ruột thừa để xác định có tế bào ung thư hay không.
Điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật
-
Phương pháp điều trị bệnh ung thư ruột thừa
Để xác định được phương pháp điều trị ung thư ruột thừa, các bác sĩ sẽ cần dựa vào loại khối u, giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Ăn nhiều rau xanh để phòng ngừa bệnh
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau chẳng hạn như cắt ruột thừa (với những trường hợp có khối u nhỏ), cắt đại tràng phải (với những trường hợp có khối u thần kinh nội tiết lớn hơn 2cm), phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn trong ổ bụng,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được áp dụng điều trị kết hợp với hóa trị và xạ trị trước hay sau phẫu thuật.
Sàng lọc ung thư sớm chính là một biện pháp rất hiệu quả để phát hiện bệnh ung thư sớm và bảo vệ sức khỏe của bạn. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai rất nhiều gói khám sàng lọc ung thư phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Để được tìm hiểu thêm thông tin, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!