Các tin tức tại MEDlatec
Viêm họng cấp: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 03/06/2021 | 7 cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa đơn giản, hiệu quả
- 24/07/2021 | Lưu ý khi chữa trị viêm họng cấp để bệnh nhanh khỏi
- 27/05/2021 | Viêm họng cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất
- 24/02/2022 | Viêm họng cấp gây ra những triệu chứng gì? Cách phòng bệnh như thế nào?
- 31/12/2023 | Những biến chứng nguy hiểm của viêm họng cấp
1. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng viêm họng cấp
1.1. Nguyên nhân gây nên viêm họng cấp
Viêm họng cấp là viêm cấp tính kèm nhiễm trùng niêm mạc thành sau của họng gây đau rát, sưng đỏ, ngứa, ho. Bệnh thường kéo dài 1 - 2 tuần, do các nguyên nhân chính là virus và vi khuẩn gây ra.
Viêm họng cấp thường do virus, vi khuẩn gây ra
Các loại virus thường gây nên viêm họng cấp là: Adenovirus, Enterovirus, Herpangina, Coxsackie A16, Herpes simplex (HSV),... Các loại vi khuẩn thường gây viêm họng cấp là: bạch hầu, liên cầu khuẩn nhóm A, Fusobacterium Necrophorum, lậu cầu khuẩn, Arcanobacterium,...
1.2. Triệu chứng bệnh viêm họng cấp
Hầu hết các trường hợp bị viêm họng cấp có triệu chứng chung là: đỏ, sưng, ngứa, đau, rát họng, có thể bị ho, mệt mỏi, khó nuốt, sốt,... Triệu chứng viêm họng cấp cũng có sự khác nhau đối với từng nguồn gây bệnh:
- Viêm họng cấp do virus
+ Adenovirus: sốt, hầu họng bị sung huyết, amidan phì đại, có đờm, sưng to hạch cổ. Nếu viêm họng cấp do virus đồng thời với viêm kết mạc sẽ gây nên hội chứng sốt - kết mạc - họng
+ Enterovirus: đau họng, sốt cao, sung huyết họng, viêm hạch cổ, amidan xuất tiết.
+ Herpangina: sau hầu họng có tổn thương dạng mụn nước rời rạc màu trắng xám, gây đau. Mụn nước ban đầu bao quanh bởi hồng ban sau đó chúng loét ra, người bệnh sốt cao, đau đầu dữ dội, bị mất nước.
+ Coxsackie A16: hầu họng có các mụn nước lở loét, gây đau, một số người mọc mụn nước ở lòng bàn tay bàn chân, sốt nhẹ.
+ Virus HSV: sốt cao, viêm nướu răng cấp tính, nổi mụn nước khắp phần trước môi và miệng sau đó mụn nước vỡ ra thành các vết loét.
Các triệu chứng chung thường gặp ở bệnh viêm họng cấp
- Viêm họng cấp do vi khuẩn
+ Liên cầu khuẩn A: sốt và đau họng đột ngột, đau bụng, nhức đầu, buồn nôn và nôn, ho, tiêu chảy, viêm kết mạc, loét niêm mạc họng, khàn tiếng, amidan to và đỏ kèm theo hốc mủ trên bề mặt,...
+ Sốt tinh hồng nhiệt: ban đỏ trên mặt rồi lan ra toàn thân sau đó vết ban bong ra tương tự như da bị cháy nắng. Người bệnh cũng có thể bị chảy máu cam, ho, viêm thanh quản, viêm kết mạc, hôi miệng, tiêu chảy,...
+ Tăng bạch cầu đơn nhân: sốt, sưng amidan, xuất tiết amidan kèm ban đỏ. Có thể sưng hạch bạch huyết cổ.
+ Fusobacterium Necrophorum: sốt, đau họng, áp xe hoặc xuất tiết sau thành họng, cổ sưng đau dữ dội, có biểu hiện nhiễm độc,...
+ Arcanobacterium: sung huyết hầu họng, amidan tiết dịch màu trắng hoặc xám, sốt nhẹ, viêm hạch cổ, có chấm xuất huyết ở lưỡi và lòng bàn tay,...
+ Bạch hầu: đau họng, sốt nhẹ, chán ăn, thành họng và amidan có màng màu xám,...
+ Lậu cầu: amidan có mủ, lở loét nhưng đôi khi không có triệu chứng, thường tự khỏi.
+ Haemophilus influenzae type b: sốt, đau họng dữ dội, chảy nước miếng, nói khó, nói lắp.
3. Điều trị bệnh viêm họng cấp
3.1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm họng cấp cần tuân thủ nguyên tắc dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Nếu đã xác định được vi khuẩn gây bệnh và có kết quả kháng sinh đồ thì cần chọn loại kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh, độ tuổi và đặc điểm của kháng sinh.
Người bệnh không được tự mua thuốc chữa trị cho mình mà cần có chỉ định từ bác sĩ vì nếu viêm họng cấp do nguyên nhân virus thì việc dùng kháng sinh là không có tác dụng mà chủ yếu dùng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh.
3.2. Phương pháp điều trị
Không phải mọi trường hợp bị viêm họng cấp đều cần điều trị tại bệnh viện, bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị dựa trên mức độ viêm của từng bệnh nhân:
Bệnh nhân bị viêm họng cấp cần được khám và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng
- Điều trị bằng thuốc
Đối với những trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn, thì kháng sinh được chỉ định sử dụng. Tùy theo mức độ bệnh, tác nhân vi khuẩn gây viêm hoặc dựa trên kết quả cấy dịch họng ,...bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp.
- Phẫu thuật
Phương pháp điều trị này chủ yếu áp dụng với các trường hợp viêm họng cấp biến chứng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, nhất là trường hợp bị áp xe thành sau họng. Thường thì nếu thấy áp xe qua khám lâm sàng hay chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dẫn lưu.
Trong thời gian điều trị viêm họng cấp người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị sau:
- Ngậm nước muối súc họng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối hoặc khi thấy đau rát họng. Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để tránh tình trạng miệng và niêm mạc họng bị tổn thương do nồng độ natri quá đậm đặc.
- Xông tinh dầu tự nhiên giàu chất kháng viêm như: tinh dầu hoa cúc, sả, bạc hà,... để giúp cổ họng được làm dịu và cấp ẩm, giảm cảm giác ngạt mũi khó chịu.
- Uống trà thảo dược ấm vào buổi sáng để thông đường thở.
Phần lớn các trường hợp viêm họng cấp đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh chỉ tồn tại khoảng vài ngày. Nếu viêm họng cấp xuất phát từ yếu tố thời tiết thì khi được chăm sóc, có sức đề kháng tốt, sau 3 - 4 ngày bệnh sẽ thoái lui.
Tuy nhiên, những trường hợp viêm họng cấp kéo dài trên 1 tuần nếu không được điều trị thì nguy cơ gặp biến chứng: viêm phế quản, viêm mũi, viêm tai, viêm amidan,... rất cao. Đặc biệt, viêm họng cấp do liên cầu khuẩn nhóm A có thể biến chứng viêm cầu thận, thấp tim vừa nguy hiểm cho sức khỏe vừa gặp khó khăn khi điều trị.
Chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các triệu chứng viêm họng cấp và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh biến chứng. Nếu nghi ngờ triệu chứng của bệnh, quý khách hàng có thể thăm khám tại Chuyên khoa Tai - mũi - họng Hệ thống Y tế MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị tích cực.
Mọi thắc mắc có liên quan đến bệnh viêm họng cấp hoặc cần đặt trước lịch khám, quý khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đến hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!