Các tin tức tại MEDlatec
Viêm phế quản: Các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu và giải pháp
- 06/08/2020 | Hỏi đáp: Viêm phế quản uống thuốc gì hiệu quả
- 06/08/2020 | Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
- 06/08/2020 | Tác nhân gây bệnh và cách điều trị viêm phế quản ở người lớn
1. Sơ lược về viêm phế quản
Cơ quan phế quản là gì?
Phế quản có tên tiếng anh là Bronchial, đây là cơ quan gồm ống dẫn không khí từ bên ngoài vào phổi của mỗi người. Phế quản được phân chia thành 2 bộ phận chính là phế quản phải và phế quản trái, nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ hô hấp với hai chức năng là lọc không khí và dẫn khí.
Khi bị viêm, các chức năng của phế quản có xu hướng bị hạn chế và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Bạn hiểu thế nào là viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, xảy ra khi niêm mạc của ống phế quản bị viêm - nhiễm trùng dưới sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn hoặc virus.
Viêm phế quản là một dạng bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
Căn cứ vào tính chất bệnh lý, viêm phế quản được chia thành 2 dạng, gồm có:
-
Viêm phế quản cấp tính: xảy ra từ vài ngày đến vài tuần và ngắn hơn 6 tuần, với các biểu hiện như ho xuất hiện đờm, phổi sưng, thỉnh thoảng đi kèm nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, niêm mạc đường hô hấp có thể hồi phục trở lại sau vài ngày.
-
Viêm phế quản mạn tính: thường tái phát liên tục, có diễn biến nặng và cần điều trị kéo dài. Các triệu chứng bệnh lý gồm ho dai dẳng, khó thở, thở hắt, dịch đờm nhiều hơn, cơ thể mệt mỏi,… Khi không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách, viêm phế quản mạn tính thường tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Theo thống kê, bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn do hệ thống miễn dịch lúc này của trẻ chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, bệnh lý có tỷ lệ mắc cao đối với người cao tuổi, người có sức đề kháng kém. Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể.
2. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý?
Theo các chuyên gia y tế, viêm phế quản được gây ra bởi nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó phổ biến nhất là:
-
Ảnh hưởng từ tình trạng viêm nhiễm phổi dưới sự tấn công của virus (chiếm 90%) và vi khuẩn (10%).
-
Tác động của yếu tố thời tiết. Người bệnh có dễ mắc viêm phế quản hơn khi thời tiết quá lạnh hoặc chuyển lạnh bất thường.
-
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường gây hại cho niêm mạc phế quản như bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá,…
-
Dị ứng với phấn hoa, lông động vật, dị ứng thuốc.
-
Ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến phổi hoặc dạ dày.
-
Người bệnh có sức đề kháng thấp hoặc hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện (đối với trẻ nhỏ).
Người hút thường xuyên thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn so với thông thường
3. Các dấu hiệu nặng của bệnh lý
Viêm phế quản cấp tính thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, có thể cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, khi người bệnh liên tục xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì việc thăm khám - điều trị chuyên khoa là thực sự cần thiết. Gồm có:
-
Ho kéo dài, các cơn ho xảy ra liên tục, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ho kèm đau ngực dai dẳng. Lúc này, các phế nang bên trong phổi có nguy cơ bị tổn thương là rất cao.
-
Liên tục cảm thấy khó thở, thở hắt từng cơn.
-
Có đờm và tiết dịch nhầy nhiều hơn một tuần. Dịch đờm sậm màu, đi kèm máu.
-
Người bệnh xuất hiện các vấn đề liên quan đến tim mạch hoặc hô hấp khác.
4. Bạn nên làm gì khi bị viêm viêm phế quản
Nếu không có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, bệnh lý có thể gây nguy hiểm tới người bệnh. Khi xảy ra hiện tượng khó thở người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám điều và trị bệnh. Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản, long đờm,… theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không được tự ý điều trị và mua thuốc bên ngoài vì cơ địa mỗi người khác nhau có thể dẫn tới phản thuốc.
Người bệnh có thể kê cao gối khi ngủ tránh tình trạng khó thở
Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu. Ưu tiên sử dụng thực phẩm sạch, chứa nhiều khoáng chất và vitamin, hạn chế sử dụng đồ cay nóng, dầu mỡ hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Chế độ sinh hoạt nên được thiết lập một cách hợp lý và khoa học. Hạn chế việc căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc, thường xuyên thực hiện thể dục - thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, đảm bảo môi trường sinh hoạt sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường như bụi bẩn, khói thuốc, lông chó mèo.
Hãy lựa chọn cho mình một cơ sở uy tín chất lượng để thăm khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người tin tưởng hiện nay. Bệnh viện có kinh nghiệm hơn 24 năm thăm khám và điều trị bệnh cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Nơi được trang thiết bị hiện đại nhất ở việt nam, cập nhập công nghệ thông tin và phương pháp điều trị nhanh chóng.
Khi đến với khoa hô hấp của MEDLATEC, bạn có thể yên tâm thăm khám điều trị bệnh viêm phế quản với phác đồ điều trị tốt nhất, hệ thống xét nghiệm hàng đầu và đạt chuẩn ISO 15189:2012.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp
Vậy với những chia sẻ của MEDLATEC về bệnh lý viêm phế quản, hy vọng bạn đọc có thể đã nắm được thông tin cần thiết và hữu ích nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, nên chủ động tiến hành thăm khám - chẩn đoán tình trạng bệnh và lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.
Khi cần được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về bệnh lys hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!