Các tin tức tại MEDlatec
Virus HMPV là gì? So sánh virus HMPV và virus SARS-CoV-2
- 20/11/2024 | Góc giải đáp: Ăn gì để đào thải virus HPV trong cơ thể?
- 06/12/2024 | Bé trai sốt, phát ban phỏng nước, đi khám phát hiện nhiễm virus nguy hiểm có thể gây tử vong
- 17/12/2024 | Viêm da virus ở trẻ em và lưu ý về cách phòng bệnh
- 14/01/2025 | Sốt, đau họng, nhức mỏi toàn thân: Liệu có phải nhiễm virus?
- 06/02/2025 | Trẻ 14 tháng tuổi viêm dạ dày - ruột do nhiễm Adenovirus, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan
1. Tìm hiểu chung về virus HMPV
Virus HMPV (Human Metapneumovirus) cùng nhóm với virus hợp bào hô hấp RSV có khả năng gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh thường lưu hành mạnh vào những tháng mùa đông hoặc mùa xuân, với điều kiện thời tiết khô lạnh gió mùa, có thể lưu hành đồng thời với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do các loại virus phổ biến như RSV, cúm,...
Các biểu hiện thường gặp của bệnh giống với cảm lạnh thông thường như sốt, ho, nghẹt mũi nên có thể gây ra các biến chứng viêm mũi xoang, viêm tai giữa cấp. Ngoài ra, HMPV còn là tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây viêm phổi, bệnh lý hen suyễn,...
Virus HMPV có thể gây cảm lạnh
2. Triệu chứng cho thấy cơ thể bị nhiễm virus HMPV
Phần lớn người bị nhiễm virus HMPV sẽ biểu hiện triệu chứng như đau tại vùng họng, ho, lên cơn sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau mỏi cơ bắp, đau đầu, đôi khi phát ban đỏ,... Nếu bệnh lý diễn biến nghiêm trọng, người bệnh thường bị khó thở, thở khò khè, suy hô hấp. Bệnh dễ biến chứng nặng trên những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như hen suyễn, COPD, suy giảm miễn dịch,...
Virus HMPV thường gây ho, sốt
3. Biến chứng nguy hiểm khi bị nhiễm HMPV
Virus HMPV là tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:
3.1. Viêm phổi, viêm phế quản
Viêm phế quản, viêm phổi là biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus HMPV. Khi đó, người bệnh thường ho dai dẳng, khó thở, lên cơn sốt cao, lượng oxy trong máu xuống thấp.
Trong đó, viêm phổi do virus HMPV xu hướng diễn biến phức tạp. Đối tượng người cao tuổi bị viêm phổi do HMPV có thể bị nhiễm trùng máu, tổn thương phổi nghiêm trọng.
Viêm phế quản là một trong những biến chứng gây ra bởi virus HMPV
3.2. Hen suyễn, tắc nghẽn phổi mạn tính
HMPV dễ gây biến chứng trên nền người bệnh đã bị các bệnh lý hô hấp sẵn có như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mạn tính nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường thở và sinh hoạt hàng ngày.
Với người đã bị tắc nghẽn phổi mạn tính từ trước, HMPV dễ khiến bệnh lý trở nặng hơn. Người bệnh lúc này hay bị thở khò khè, khó thở, tức ngực, nồng độ oxy trong máu giảm,... cần nhập viện để được can thiệp xử lý.
3.3. Viêm tai giữa
Virus HMPV có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa ở trẻ, cụ thể hơn là gây viêm, tăng phản ứng viêm trong tai giữa ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, bệnh có thể gây suy giảm thính lực về sau nếu không điều trị kịp thời.
4. So sánh virus HMPV và virus SARS-CoV-2
Cả virus HMPV và virus SARS-CoV-2 đều có khả năng lây lan nhanh. Chúng thường khiến người bệnh biểu hiện một số triệu chứng như lên cơn ho, chảy nước mũi, sốt cao, ngạt mũi, đau khó chịu tại vùng họng, thở khó. Cách thức lây lan của virus HMPV và SARS-CoV-2 khá tương đồng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, những chủng virus này có thể gây biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên khác với SARS-CoV-2, virus HMPV chưa có vắc xin ngăn ngừa đặc hiệu. Ngoài ra, HMPV có xu hướng bùng phát theo mùa, cụ thể là vào mùa đông xuân. Còn SARS-CoV-2 lại lưu hành gần như quanh năm, do chúng thường có nhiều biến thể mới.
SARS-CoV-2 có xu hướng lưu hành quanh năm thay vì theo mùa như HMPV
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Cách thức chẩn đoán tình trạng bị nhiễm virus HMPV gần tương tự như chẩn đoán bệnh cúm khác. Khi xác định chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
5.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm virus HMPV hay không, bác sĩ cần dựa vào biểu hiện triệu chứng cùng tiền sử bệnh lý, dịch tễ. Mặc dù vậy, người bị nhiễm loại virus này không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu nên dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm khác.
Chính vì thế, để đưa ra được chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác như:
- Xét nghiệm PCR.
- Nội soi vùng phế quản lấy dịch phế quản làm xét nghiệm.
- Chụp X-quang ngực hoặc CT Scan phổi.
Trong đó, kỹ thuật xét nghiệm PCR có thể giúp xác định chính xác tình trạng nhiễm virus HMPV. Cụ thể, phương pháp xét nghiệm này có độ đặc hiệu cao, hỗ trợ kiểm tra RNA của virus. Thế nhưng, xét nghiệm PCR chủ yếu chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đã biểu hiện triệu chứng nặng.
Bên cạnh những kỹ thuật chẩn đoán trên, nhiều cơ sở y tế còn áp dụng test kháng nguyên nhanh phục vụ sàng lọc. Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả nhanh. Nhưng để chắc chắn hơn, bệnh nhân vẫn cần làm xét nghiệm chuyên sâu khác.
5.2. Điều trị
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc hiệu để kháng virus HMPV. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng thông qua hướng dẫn của bác sĩ tại nhà, nếu bệnh lý chưa trở nặng.
Trường hợp đã biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân phải nhanh chóng nhập viện để được điều trị. Dựa theo diễn biến bệnh lý, thể trạng sức khỏe, bác sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
- Điều trị bằng thuốc: Giúp kiểm soát triệu chứng, hạn chế biến chứng nguy hiểm gây ra bởi HMPV.
- Liệu pháp oxy: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bị khó thở. Liệu pháp oxy bằng mặt nạ hay ống thông mũi giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Truyền dịch: Dịch được truyền theo tĩnh mạch, giúp ngăn chặn tình trạng mất nước.
- Điều trị bằng Corticosteroid: Hỗ trợ giảm viêm, kiểm soát triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh cần được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn. Như vậy, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn, tăng cường khả năng đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
6. Cách phòng ngừa nhiễm virus HMPV
Hiện nay, các nhà khoa học chưa nghiên cứu ra vắc xin phòng ngừa virus HMPV. Mặc dù vậy dựa theo cơ chế lây bệnh, chúng ta có thể phần nào phòng tránh thông qua việc áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, người biểu hiện triệu chứng mắc cúm.
- Hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn sau khi đi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không chạm tay vào những vùng nhạy cảm như mắt, mũi hay miệng khi chưa rửa tay.
- Tiêm phòng cúm hàng năm và bệnh lý dễ lây lan khác.
- Luôn chú ý che miệng khi hắt hơi, ho.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc khử khuẩn bằng cồn sau khi ho, hắt hơi.
- Luôn chú ý theo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, ăn chung đồ ăn với người khác.
Luôn chú ý theo khẩu trang khi đi ra ngoài
Người bị nhiễm virus HMPV biểu hiện triệu chứng giống như nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, HMPV thường bùng phát theo mùa, chưa có vắc xin tiêm phòng đặc hiệu. Do đó, ngay khi có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời. Một địa chỉ y tế chất lượng bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, xét nghiệm tại viện hoặc sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!