Các tin tức tại MEDlatec
Virus HPV sống bên ngoài bao lâu? Làm sao để tránh nhiễm virus?
- 16/04/2025 | Có thuốc uống đào thải virus HPV không? Làm cách nào để phòng tránh HPV?
- 16/04/2025 | Vắc xin HPV 9 chủng giá bao nhiêu? Chi tiết phác đồ và địa chỉ tiêm uy tín
- 18/04/2025 | Dấu hiệu nhiễm HPV ở nam giới và cách xử trí, phòng ngừa tốt nhất
- 22/04/2025 | Những điều nên biết về vắc xin HPV 9 chủng Gardasil của Mỹ
- 05/05/2025 | Virus HPV lây qua đường nào và biện pháp ngừa lây nhiễm?
1. Một vài thông tin cơ bản về virus HPV
Trước khi tìm hiểu virus HPV sống bên ngoài bao lâu, các chuyên gia sẽ cung cấp một số thông tin để bạn có thể hiểu chi tiết về loại virus này. Có khoảng 100 chủng virus khác nhau và phần lớn những chủng virus này đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Có khoảng nhiều chủng virus HPV khác nhau
Nhiều type virus HPV có thể gây ra những bệnh ung thư đường đường sinh dục. Trong đó, virus HPV 16 và 18 là những chủng nguy hiểm với nguy cơ gây ung thư cao, đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Virus HPV có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường tình dục hay tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, những đối tượng có quan hệ tình dục không dùng bao cao su hay những người có nhiều bạn tình,... là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
2. Virus HPV sống bên ngoài bao lâu?
Cơ thể con người được đánh giá là môi trường sống lý tưởng của virus HPV và nó có thể sống lâu dài trong cơ thể. Sau khi tách khỏi cơ thể, virus HPV vẫn có khả năng tồn tại ngoài môi trường. Vậy virus HPV sống bên ngoài bao lâu? Khi tìm hiểu rõ về vấn đề này, bạn có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Virus HPV thường không tồn tại quá lâu bên ngoài môi trường
Virus HPV cần có vật chủ để sống ký sinh, nếu không có vật chủ, virus HPV thường không thể tồn tại lâu bên ngoài môi trường. Theo các chuyên gia, để xác định thời gian tồn tại của nó, cần phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Loại virus này có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên từ 30 đến 40 độ C. Chính vì thế, loại virus này có thể dễ dàng lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường. Khi tách ra khỏi cơ thể và ở môi trường nhiệt độ 60 độ C, virus HPV sẽ bị tiêu diệt. Trường hợp điều kiện nhiệt độ quá thấp, virus HPV sẽ tạm ngưng hoạt động và chờ đến khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nó có thể bùng phát và hoạt động mạnh mẽ.
Virus HPV khó bị loại bỏ bằng các phương pháp khử khuẩn thông thường trong bệnh viện. Nó có thể lây truyền qua các thiết bị y tế tái sử dụng như đầu dò siêu âm đầu dò âm đạo nếu không được xử lý đúng cách.
Rất khó để có thể xác định virus HPV sống bên ngoài bao lâu. Sau khi tách ra khỏi cơ thể và gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi, chúng sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Cũng chính vì lý do này, bạn không nên tiếp xúc hay dùng chung đồ với người khác, đặc biệt không tiếp xúc với vết thương của người khác để có thể hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
3. Virus HPV có thể tự đào thải không?
Phần lớn những người nhiễm virus HPV có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể mà không cần áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khác. Tuy nhiên, một số trường hợp virus không tự đào thải và có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư.
Dưới đây là một số trường hợp không thể tự đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể:
- Những người bị ức chế miễn dịch: Khi hệ miễn dịch yếu, virus HPV sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công và gây bệnh và cơ thể sẽ rất khó để đào thải virus ra bên ngoài. Những người có hệ miễn dịch yếu có thể kể đến như người đã thực hiện cấy ghép tạng, người thường xuyên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người nhiễm bệnh HIV/ AIDS.
- Một số trường hợp nhiễm HPV có thể tiến triển thành mụn cóc, sùi mào gà,... Đối với những trường hợp này, người bệnh có thể điều trị bằng cách cắt hay đốt mụn. Phương pháp này chỉ có thể khắc phục những biểu hiện ngoài da và virus vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân.
- Nhiễm các loại HPV nguy cơ cao: Không phải tất cả các loại HPV đều tự đào thải ra khỏi cơ thể sau 2 năm. Những chủng virus HPV có nguy cơ cao như chủng 16, 18 có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể, gây nhiễm trùng dai dẳng và dẫn tới những tổn thương tại chỗ của ung thư giai đoạn sớm, lâu dần gây bệnh ung thư, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Hiện tại, không có phương pháp nào có thể điều trị triệt để virus HPV. Người bệnh thường phải sống chung với với virus. Tuy nhiên, hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng có thể bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ tái phát bệnh.
4. Làm thế nào để phòng tránh virus HPV?
Hiện nay, tiêm vắc xin là cách tốt để phòng tránh virus HPV. Nam giới từ 9 - 21 tuổi và nữ từ 9 - 26 tuổi là những đối tượng có thể tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV. Để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, bạn nên tiêm phòng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa virus HPV hiệu quả
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những lưu ý sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn:
- Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục. Phương pháp này rất đơn giản và hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus HPV và một số bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, việc sử dụng bao cao su không thể giúp bạn phòng tránh 100% nguy cơ lây nhiễm virus.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không nên có quá nhiều bạn tình.
- Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể. Từ đó, kịp thời xử trí và phòng ngừa bệnh tiến triển.
- Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tập thể dục cũng là một trong những cách bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “virus HPV sống bên ngoài bao lâu” và một số cách phòng ngừa lây nhiễm virus. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về virus HPV và một số bệnh lý liên quan hay có nhu cầu đặt lịch khám, tiêm phòng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!