Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm acid uric máu: Ý nghĩa và quá trình thực hiện
- 30/03/2020 | Nồng độ acid uric trong máu bao nhiêu là bị Gout?
- 23/04/2022 | Nồng độ acid uric trong máu tăng là do những nguyên nhân nào?
- 12/05/2023 | Điểm danh các loại thuốc hạ acid uric máu
- 16/06/2024 | Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị Gout? Khắc phục bằng cách nào?
- 31/07/2023 | Ý nghĩa của xét nghiệm acid uric và những thông tin liên quan
1. Tìm hiểu chung về chỉ số acid uric
Acid uric được biết đến là sản phẩm thoái hóa nhân purin từ acid nucleic, chúng có nguồn gốc từ một số loại thực phẩm giàu purin, ví dụ như: các loại hải sản, cá, thịt, nội tạng động vật hoặc rượu vang,... Đây được gọi acid uric của nguồn gốc ngoại sinh. Ngoài ra, acid uric cũng có nguồn gốc nội sinh từ tế bào đã bị già hóa trong cơ thể. Sau khi tế bào chết đi, nhân purin bị tiêu hủy và chuyển đổi thành acid uric.
Thịt bò là thực phẩm giàu purin.
Vậy acid uric thường được tổng hợp tại cơ quan nào trong cơ thể? Thực tế, phần lớn lượng acid uric được tổng hợp tại gan, còn lại tại niêm mạc ruột. Sau đó, acid uric sẽ được đào thải qua hai con đường chính, đó là qua đường nước tiểu và đường tiêu hóa. Trong trường hợp lượng acid uric được tạo ra quá nhiều mà khả năng đào thải của cơ thể kém, acid uric sẽ lắng đọng lại và gây ra một số bệnh lý, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Xét nghiệm acid uric là một trong những danh mục xét nghiệm trong quá trình khám sức khỏe tổng quát. Việc thăm khám định kỳ, theo dõi nồng độ acid uric trong máu sẽ giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm những bất thường (nếu có), từ đó có phương án điều trị kịp thời.
2. Thông tin chung về xét nghiệm acid uric máu
Phương pháp xét nghiệm acid uric giúp theo dõi nồng độ acid trong máu, nước tiểu. Trong đó, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ acid uric thường được sử dụng nhiều hơn. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gout, đồng thời đánh giá chức năng thận, xác định nguyên nhân gây tình trạng sỏi thận.
Trong một số trường hợp, việc xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu còn hỗ trợ bác sĩ đánh giá tiến triển của quá trình điều trị xạ trị, hóa trị cho bệnh nhân ung thư. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Xét nghiệm acid uric máu có nhiều mục đích khác nhau
Ở người khỏe mạnh, nồng độ acid uric trong máu của nam và nữ giới lần lượt là:
- Nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl hay 210 - 420 umol/L.
- Nữ: 4,0 ± 1mg/dl hay 150 - 350 umol/L.
Nếu chỉ số này vượt quá ngưỡng trên, bạn có nguy cơ mắc bệnh gout, bệnh tiểu đường, một số bệnh về bạch cầu, ví dụ như rối loạn tủy xương, ung thư di căn. Ngoài ra, nồng độ acid uric tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm, suy thận cấp, sỏi thận hoặc đang có một chế độ ăn không hợp lý (quá nhiều lượng purine).
Ngược lại nồng độ acid uric trong máu quá thấp cũng là vấn đề đáng lo ngại, bạn có khả năng mắc chứng Fanconi, bệnh Wilson, rối loạn chức năng gan, thận. Trong một số trường hợp, nồng độ acid uric quá thấp là do chế độ ăn uống của bạn chưa khoa học, thiếu quá nhiều purine.
3. Quy trình xét nghiệm acid uric máu và những lưu ý
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm acid uric chính xác nhất, trước buổi kiểm tra bác sĩ thường yêu cầu nhịn ăn, uống khoảng 8 - 10 tiếng. Đặc biệt, bạn không nên ăn những thực phẩm làm giàu purin và các loại đồ uống có cồn, sản phẩm chứa chất kích thích. Nếu bạn đang dùng thực phẩm chức năng, hãy thông báo với bác sĩ và cân nhắc tạm ngưng sử dụng trước khi đi xét nghiệm từ 1 - 2 ngày.
Mẫu xét nghiệm được bảo quản và gửi về phòng xét nghiệm
Mẫu xét nghiệm sẽ là mẫu máu lấy từ tĩnh mạch cánh tay sẽ được bảo quản đúng quy trình và đưa đến phòng xét nghiệm để phân tích và định lượng nồng độ acid uric.
4. Hướng dẫn ngăn ngừa mức acid uric tăng cao
Để kiểm soát nồng độ acid uric ở mức ổn định, không tăng quá cao, chúng ta cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên giảm lượng đạm hấp thu vào cơ thể, đặc biệt là nguồn đạm tới từ hải sản, các loại thịt đỏ hoặc nội tạng động vật. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều các món ăn chua như: dưa hành muối hoặc nem chua. Các loại đồ uống chứa chất kích thích cũng là tác nhân khiến nồng độ acid uric tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Một số rau củ nghèo purin, giàu chất xơ nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày, giúp hạn chế sản sinh purin do chúng làm chậm quá trình hấp thụ đạm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, ăn quá nhiều những loại rau củ này vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Chúng ta nên bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn
Ngoài những lưu ý trên, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Đồng thời, nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
5. Kiểm tra nồng độ acid uric nhanh chóng nhờ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Hiện nay, việc kiểm tra nồng độ acid uric có thể thực hiện ngay tại nhà nhờ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Với dịch vụ này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, thay vì phải đến trực tiếp bệnh viện cũng như thời gian chờ kết quả tại viện. Một đơn vị y tế cung cấp dịch vụ lấy mẫu tại nhà mà bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị tiên phong triển khai chương trình lấy mẫu xét nghiệm tận nơi và nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng.
MEDLATEC là nơi quy tụ của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi. Các nhân viên lấy mẫu của MEDLATEC đều được đào tạo về chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm, luôn nhiệt tình hỗ trợ khách hàng.
Chi phí xét nghiệm tại nhà và tại bệnh viện hoàn toàn giống nhau, quý khách chỉ cần chi trả thêm chi phí đi lại là 10.000VNĐ/lần lấy mẫu. Có thể nói, giá dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi rất phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về qua tin nhắn hoặc trên ứng dụng của MEDLATEC. Khi nhận kết quả, Quý khách sẽ được các bác sĩ của MEDLATEC tư vấn kết quả và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các bước kiểm tra chuyên sâu khác.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm acid uric máu. Nếu có nhu cầu xét nghiệm acid uric máu tại bệnh viện hoặc tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch và được hỗ trợ chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!