Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm cặn addis trong chẩn đoán thận hư
1. Một số kiến thức cơ bản về bệnh thận hư
- Khi mắc hội chứng thận hư, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải tình trạng bài tiết qua nhiều protein qua nước tiểu do rối loạn chức năng thận. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh như:
Hội chứng thận hư nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân phải lọc máu
+ Khi có quá nhiều protein trong nước tiểu có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu.
+ Xảy ra hiện tượng sưng, phù, nhất là ở một số vùng như quanh mắt và bàn chân. Nguy hiểm nhất là tình trạng phù não, tràn dịch màng bụng,… Nguyên nhân là do cơ thể tích tụ quá nhiều nước.
+ Người bệnh ăn kém, ăn không ngon và da xanh xao, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
- Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng thận hư có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
+ Tăng cholesterol máu và triglyceride máu.
+ Suy dinh dưỡng do người bệnh bị mất quá nhiều protein trong máu. Thực chất, tình trạng này khiến cơ thể giảm cân nhưng không dễ dàng nhận ra vì hiện tượng tích nước khiến cơ thể bị sưng lên.
+ Do bị giảm tế bào hồng cầu nên bệnh nhân cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu máu.
+ Khi cơ thể tích tụ nước và muối sẽ gây ra biến chứng huyết áp cao.
+ Suy thận cấp: Trong trường hợp thận không còn khả năng lọc máu thì cần phải lọc máu khẩn cấp bằng máy lọc máu nhân tạo để tránh tình trạng các chất thải tích tụ trong máu.
+ Theo thời gian, hội chứng thận hư cũng có thể khiến cho chức năng của thận dần suy giảm gây ra bệnh thận mạn tính. Ở những trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân còn cần phải lọc máu, ghép thận.
+ Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao.
+ Tăng nguy cơ đông máu.
2. Xét nghiệm cặn addis mang lại những giá trị gì đối với hội chứng thận hư?
2.1. Phương pháp thực hiện
Đây là kỹ thuật giúp các bác sĩ có thể nhận biết được những thành phần hữu hình có trong nước tiểu của bệnh nhân và các thành phần này được tính trong khoảng thời gian là 24 giờ. Các thành phần hữu hình này bao gồm bạch cầu, hồng cầu, tế bào biểu mô, trụ hình hay các tinh thể,…
Cần lấy nước tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả xét nghiệm
Thông thường, xét nghiệm thường được thực hiện trong buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Lưu ý, để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện.
Hướng dẫn cách lấy nước tiểu:
+ Vào buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy(khoảng 6 giờ sáng), bạn hãy đi tiểu, cố gắng đi hết lượng nước tiểu trong đêm.
+ Tiếp đó, bạn uống nước đun sôi đã được để nguội. Nên uống khoảng 300ml. Lưu ý, giữ tâm lý thoải mái. Sau khi uống nước, có thể nằm nghỉ ngơi.
+ 3 tiếng sau đó, bạn hãy đi tiểu và thu thập toàn bộ lượng nước tiểu của bạn vào trong một chiếc bô sạch.
+ Sau đó, đến khoảng 9 giờ bạn hãy đi tiểu lần cuối và đồng thời ghi lại tổng thể tích nước tiểu mà cơ thể đã thải ra và bạn đã gom được. Bạn lắc đều lượng nước tiểu này và lây khoảng 10ml để mang đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.
+ Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận kết quả xét nghiệm sau khoảng 90 tính từ khi mẫu được chuyển tới phòng xét nghiệm.
Lưu ý, một số yếu tố sau đây có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
+ Thực hiện lấy nước tiểu không đúng cách.
+ Xảy ra sai sót trong khi đo tổng thể tích nước tiểu.
+ Trước khi chiết nước tiểu để mang đến phòng xét nghiệm không thực hiện lắc đều.
2.2. Xét nghiệm cặn addis có ý nghĩa như thế nào đối với hội chứng thận hư
Nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có rất ít hoặc gần như không có một số thành phần như bạch cầu, hồng cầu, tế bào trụ niệu, trụ hồng cầu và trụ bạch cầu. Tuy nhiên, những thành phần hữu hình này lại có thể được tìm thấy nhiều trong nước tiểu nhờ xét nghiệm cặn addis. Cụ thể như sau:
- Bằng phương pháp soi kính hiển vi có thể nhận biết số lượng hồng cầu trong nước tiểu của người mắc hội chứng thận hư rất cao, thường lớn hơn 1000 tế bào/phút, thậm chí có những trường hợp có thể lên đến 2500 - 3000 hồng cầu. Đây chính là tình trạng đi ngoài ra máu. Nếu quan sát bằng mắt thường, có thể thấy nước tiểu màu đỏ, hồng. Khi để lâu sẽ thấy hồng cầu bị lắng xuống đáy.
Một số thành phần hữu hình trong nước tiểu có thể quan sát dưới kính hiển vi
- Số lượng tế bào bạch cầu trong nước tiểu của người mắc hội chứng thận hư cũng tăng đáng kể. Chỉ số này thường lớn hơn 2.000 tế bào. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, chẩn đoán viêm thận hay viêm bàng quang. Nếu quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu có màu đục.
- Trụ hình: Khi ống thận bị tổn thương, sẽ tiết ra loại protein này. Trong nước tiểu của bệnh nhân có khoảng 25 - 30 tế bào trụ, trong đó phổ biến là các trụ mỡ.
- Trụ hồng cầu: Thường gặp trong các trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Đây chính là những tế bào có chứa hồng cầu.
- Trụ bạch cầu: Những tế bào có chứa bạch cầu này thường xuất hiện trong nước tiểu của bệnh nhân mắc chứng viêm bể thận.
Để phòng ngừa tình trạng xuất hiện cặn addis trong nước tiểu, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày: Đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ thận loại bỏ hết những cặn bã.
Nên uống đủ nước để phòng ngừa tình trạng cặn addis
- Không ăn quá mặn để gây áp lực cho thận và làm suy giảm chức năng thận.
- Tăng cường ăn các loại trái cây và rau củ để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế ăn quá nhiều chất béo, nội tạng động vật, mỡ động vật và các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, cần chú ý loại bỏ thói quen hút thuốc.
- Cần thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người đang mắc các bệnh lý về thận.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng thận hư và ý nghĩa của xét nghiệm cặn addis trong nước tiểu đối với căn bệnh này. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe, xét nghiệm cặn addis, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!