Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm chất gây nghiện là gì và được thực hiện khi nào?

Ngày 18/12/2019
Các chất gây nghiện hiện nay đang là vấn nạn của xã hội, tuy nhiên ở điều kiện bình thường thì ta không thể phát hiện được ai sử dụng chúng. Tuy nhiên, bằng những phương pháp hiện đại như xét nghiệm chất gây nghiện, chúng ta có thể phát hiện được ai sử dụng chất gây nghiện và sử dụng chất gây nghiện nào.

1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì và được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm chất gây nghiện có thể là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,... Với mục đích xác định các loại chất gây nghiện mà họ đã sử dụng. Việc xét nghiệm này được thực hiện vào những dịp khám sức khỏe quân sự, những dịp tình nguyện phục vụ cộng đồng. Đôi lúc do chính gia đình đưa con cái đi xét nghiệm để kiểm tra xem con mình có sử dụng các chất kích thích gây nghiện hay không.

Xét nghiệm chất gây nghiện bằng xét nghiệm nước tiểu khá đơn giản

Hiện nay phương pháp đơn giản nhất khi xét nghiệm chất gây nghiện là xét nghiệm tìm chất gây nghiện trong nước tiểu do việc lấy mẫu và cách thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm nước tiểu thường bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân như thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu,...

Chất gây nghiện tồn tại trong máu và nước bọt có phụ thuộc vào thời gian. Do đó xét nghiệm hai loại này chỉ sử dụng trong những trường hợp cần xét nghiệm nhanh chóng. Ví dụ trường hợp đột nhập và bắt quả tang các tụ điểm sử dụng ma túy, cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra nhanh xem họ có sử dụng các chất gây nghiện hay không.

Do đó muốn thực hiện xét nghiệm chất gây nghiện thì phải đến những trung tâm ý tế uy tín để làm phương pháp xét nghiệm chuyên sâu tìm chất gây nghiện trên những loại bệnh phẩm khác như: tóc, móng.

2. Những chất gây nghiện có thể phát hiện trong quá trình xét nghiệm

Một số chất kích thích, chất gây nghiện có thể phát hiện được thông qua xét nghiệm như sau

2.1. Cần sa

  • Là loại chất kích thích được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

  • Có thể sử dụng cần sa bằng phương pháp hút hoặc trộn lẫn vào thực phẩm, nước uống.

  • Sau khi được đưa vào cơ thể, cần sa ngấm vào máu đi qua thành phổi và màng dạ dày. Khi được vận chuyển lên não sẽ gây cảm giác “phê” cho người sử dụng.

  • Hậu quả sau khi sử dụng: Suy giảm trí nhớ, cảm giác hỗn loạn và lo lắng ập đến. Nếu sử dụng liều cao và trong một thời gian dài rất dễ gây rối loạn hành vi.

  • Xét nghiệm: Cần sa sẽ tồn tại cảm giác gây “phê” cho người sử dụng trong khoảng 20 đến 120 phút. Cần sa tồn tại tối đa trong nước tiểu dưới 30 ngày, tồn tại trong máu chỉ 2 tuần và tồn tại trong tóc đến 3 tháng.

Cần sa tồn tại trong mẫu máu người sử dụng 2 tuần

2.2. Heroin, Morphin

  • Morphin là một loại chất giảm đau được sử dụng từ thời xưa, khi lạm dụng sẽ trở thành chất gây nghiện,...

  • Sử dụng bằng cách hít trực tiếp bằng đường miệng, đường mũi hoặc tiêm tĩnh mạch.

  • Hậu quả sau khi sử dụng: Tử vong nếu sử dụng với liều lượng mất kiểm soát.

  • Xét nghiệm: Khi morphin đi vào cơ thể sẽ gây tác dụng trong vòng 3 đến 6 tiếng. Nếu có thải ra ngoài bằng đường nước tiểu thì chỉ với một lượng dưới 10%. Trường hợp của Heroin khi vào cơ thể và chúng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành Morphine và cơ chế hoạt động tương tự. Heroin tồn tại trong nước tiểu dưới 4 ngày, tồn tại trong máu tối đa chỉ 12h hoặc ít hơn. Và tóc vẫn là nơi lưu trữ dấu vết của những chất gây nghiện khi mà heroin tồn tại trong tóc lên đến 90 ngày.

Sử dụng Morphin quá liều gây tử vong

2.3. Ma túy đá

Là loại ma túy mới du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây nhưng mức độ nguy hiểm rất cao, tạo cảm giác “phê” rất mạnh so với các chất gây nghiện khác. Hậu quả mà nó tàn phá cơ thể người cũng nghiêm trọng nhất.

  • Ma túy đá thuộc loại chất kích thích amphetamine, khi sử dụng nó sẽ kích thích trực tiếp hệ thần kinh trung ương, giải phóng các dopamine tạo nhiều ảo giác cho cơ thể.

  • Con đường sử dụng là uống trực tiếp hoặc tiêm chích.

  • Hậu quả sau khi sử dụng:

Sử dụng liều thấp: Tính cách trở nên thất thường, tức giận và kích động bất thường. Cơ thể suy nhược mệt mỏi, nhưng sau khi sử dụng thuốc cảm giác đó biến mất ngay. Hết thuốc thì cảm giác đó quay trở lại, đây chính là hiện tượng “lên cơn thèm thuốc” của những con nghiện.

Sử dụng liều cao: Tạo những cảm giác hoang tưởng không có thật, người sử dụng có thể bay lắc nhảy múa mà không kiểm soát được hành vi của bản thân. Trong rất nhiều trường hợp còn tự hủy hoại bản thân bằng các loại đồ vật sắc nhọn.

Đây là một loại ma túy vô cùng nguy hiểm hiện nay.

  • Xét nghiệm: Amphetamin tồn tại trong tóc tối đa 90 ngày, tồn tại trong nước tiểu dưới 3 ngày, và tồn tại trong máu chưa đến 12h đồng hồ.

Ma túy đá là loại nguy hiểm nhất hiện nay

2.4. Thuốc lắc

Chắn hẳn bạn đọc phải rất quen thuộc với chất gây nghiện này, vì chúng thường xuyên được thu giữ tại những tụ điểm như vũ trường hay quán bar.

  • Sau khi sử dụng thuốc lắc làm tăng cường sự tỉnh táo, gây nên các hiệu ứng ảo giác khiến chúng ta “nhảy lắc” đến khi hết hiệu ứng của thuốc.

  • Đây là loại ma túy tổng hợp rất nguy hiểm bởi nếu sử dụng liều cao có thể gây tử vong.

  • Xét nghiệm: Sau khi sử dụng 30 phút thì thuốc lắc sẽ có hiệu lực kéo dài khoảng 3 tiếng. Số lượng đào thải qua nước tiểu có thể lên đến 65% do vậy xét nghiệm hiệu quả nhất để phát hiện loại thuốc lắc là dưới 3 ngày.

Sử dụng thuốc lắc quá liều cũng gây tử vong

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai và thực hiện các dịch vụ xét nghiệm chất gây nghiện cho người bệnh. Với hệ thống máy móc hiện đại thì việc phát hiện các chất gây nghiện tồn tại trong máu, trong nước tiểu hay trong tóc là rất dễ dàng và độ chính xác rất cao.

Nếu có vấn đề thắc mắc về xét nghiệm các chất gây nghiện thì hãy liên hệ ngay với MEDLATEC để được giải đáp ngay hôm nay.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.