Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm đái tháo đường và những điều cần lưu ý

Ngày 01/12/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết mạn tính. Do vậy, việc phát hiện sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả là rất cần thiết. Trong đó, triệu chứng bất thường và sự thay đổi trong các chỉ số xét nghiệm liên quan chính là cơ sở để các bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường nhanh chóng, chính xác. Vậy xét nghiệm đái tháo đường gồm những gì và cần lưu ý điều gì?

1. Thông tin cơ bản về đái tháo đường

- Bệnh đái tháo đường là tình trạng cơ thể không có đủ insulin hoặc cơ thể sản sinh kháng thể chống lại insulin gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Có thể chia bệnh thành 3 loại đó là:

Rất khó để điều trị dứt điểm bệnh đái tháo đường

+ Đái tháo đường type 1: Là những trường hợp bệnh nhân bị thiếu insulin do tuyến tụy giảm tiết insulin hoặc không sản sinh ra loại hormone này.

+ Đái tháo đường type 2: Insulin vần được sản xuất nhưng không đủ hoặc insulin được sản xuất đầy đủ nhưng cơ thể tồn tại kháng thể kháng insulin.

+ Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng bệnh xảy ra trong giai đoạn mang thai và trước đó thai phụ chưa từng mắc các loại đái tháo đường kể trên.

- Khi bị đái tháo đường, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng sau:

+ Đi tiểu thường xuyên: Do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao nên thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài.

+ Hay khát nước: Người bệnh có biểu hiện khát nước liên tục. Chẳng hạn, người bình thường chỉ có nhu cầu uống 2 lít nước mỗi ngày, nhưng ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì nhu cầu bổ sung nước của họ có thể tăng lên rất nhiều, có thể là trên 4 lít nước mỗi ngày.

+ Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.

+ Thường xuyên cảm thấy đói.

+ Thị lực bị suy giảm.

+ Vết thương chậm lành.

+ Chân tay thường xuyên bị ngứa ran, tê bì.

+ Rất dễ bị nhiễm trùng.

- Phát hiện bệnh đái tháo đường sớm là yếu tố rất quan trọng. Bệnh tiểu đường phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ càng cao. Thậm chí, trong một số trường hợp do phát hiện sớm nên chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, không cần sử dụng thuốc.

Càng phát hiện muộn thì việc điều trị càng trở nên phức tạp, khó khăn và khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh có thể gây biến chứng về tim mạch

+ Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận,...

+ Gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức, tê bì, giảm cảm giác ở các chi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị rối loạn giác quan, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tâm lý.

+ Gây tổn thương đến mắt, chẳng hạn như tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực nghiêm trọng.

+ Khi bị đái tháo đường, người bệnh cũng có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về da như viêm da, nhất là tình trạng viêm nhiễm da vùng chân, tăng nguy cơ hình thành những vết loét nguy hiểm.

2. Xét nghiệm đái tháo đường gồm những gì?

Nếu chỉ thông qua triệu chứng thì rất khó để phát hiện bệnh, do đó, bác sĩ sẽ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm đái tháo đường như sau:

- Xét nghiệm glucose nước tiểu: Đây là loại xét nghiệm đơn giản và không cần chờ đợi kết quả quá lâu. Chỉ số glucose > 10 mmol/L chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đái tháo đường. Tuy nhiên, để có được chẩn đoán chính xác, cần kết hợp kết quả của một số loại xét nghiệm khác.

Xét nghiệm giúp phát hiện đái tháo đường sớm

- Định lượng glucose lúc đói:

Khi đói, chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng 4.4 - 5 mmol/L. Nếu chỉ số này từ 6.5 - 7 mmol/L hoặc cao hơn thì người bệnh có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

- Kiểm tra định lượng glucose ngẫu nhiên: Nếu ở một thời điểm bất kỳ, chỉ số đường huyết của bạn >11.1 mmol/L, thì bạn không nên chủ quan và cần sớm thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác để biết chính xác mình có bị đái tháo đường hay không.

- Xét nghiệm sau khi dung nạp glucose đường uống:

Với phương pháp xét nghiệm đái tháo đường này, bệnh nhân cần nhịn ăn từ đêm hôm trước (ít nhất 8 giờ). Vào buổi sáng hôm sau, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn làm nghiệm pháp dung nạp Glucose qua đường uống, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sau uống 1h và 2h. Nếu chỉ số đường huyết sau uống 1h và 2h lớn hơn 10nnmol/ L va 8nnoml/ L thì người bệnh đã mắc đái tháo đường và cần lên kế hoạch điều trị bệnh kịp thời.

- Ngoài ra, xét nghiệm định lượng HbA1C, insulin, C-peptid,... cũng có thể được chỉ định trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường.

3. Lưu ý khi xét nghiệm đái tháo đường

- Nhịn ăn trong vòng 8 đến 12 tiếng trước khi đi xét nghiệm.

- Nên mặc trang phục thoải mái để tiện cho việc lấy máu và di chuyển.

- Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, sổ khám bệnh,...

- Nên mang theo đồ ăn nhẹ để ăn sau khi làm xét nghiệm xong.

- Nếu đã từng bị dị ứng, ngất xỉu,... thì cần thông báo đến bác sĩ.

- Khi lấy máu nên giữ tinh thần thoải mái, không gồng người, không bắt chéo chân.

- Sau khi lấy máu, nên ngồi tại phòng chờ vài phút nếu bạn thấy chóng mặt. Đợi kết quả theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà của MEDLATEC được nhiều khách hàng lựa chọn

Nếu bạn đang băn khoăn về địa chỉ thực hiện xét nghiệm đái tháo đường thì Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là gợi ý hữu ích.

MEDLATEC có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành và được đầu tư các trang thiết bị máy móc xét nghiệm hiện đại bậc nhất. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên được cấp 2 chứng chỉ  ISO 15189:2012 và CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ.

Quý khách hàng quá bận rộn và ngại di chuyển có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Để đặt lịch xét nghiệm, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.