Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm dị ứng là gì và được thực hiện như thế nào?
1. Dị ứng là gì?
Dị ứng là hiện tượng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể khi chúng ta tiếp xúc với một số chất bên ngoài, dị ứng đặc thù ở từng cá thể. Những chất gây dị ứng gọi là dị nguyên.
Khi kháng dị nguyên chung là globulin miễn dịch E (IgE) mà cơ thể sản sinh ra tiếp xúc với dị nguyên khác, phản ứng dị ứng sẽ xảy ra.
Ví dụ nếu cơ thể bạn bị dị ứng phấn hoa, cơ thể sẽ có phản ứng thái quá như: Chảy nước mũi, xoang, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục…
Triệu chứng của dị ứng rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Phát ban hoặc nổi mẩn trên da.
- Ngứa ngáy.
- Mệt mỏi.
- Ho.
- Xung huyết.
- Chàm eczema, viêm da.
- Mắt bị ngứa, chảy nước mắt.
- Thở gấp, tức ngực, thở khò khè.
- Hắt xì, chảy nước mũi.
Biết cơ thể bị dị ứng thì dễ, nhưng xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng, từ yếu tố nào, thức ăn nào lại không dễ dàng. Do đó, cần đến xét nghiệm dị ứng tìm nguyên nhân gây dị ứng.
Phản ứng dị ứng của cơ thể
2. Xét nghiệm dị ứng là gì?
Xét nghiệm dị ứng là các xét nghiệm nhằm xác định chính xác dị nguyên nào gây ra phản ứng dị ứng với cơ thể người bệnh. Mỗi người dị ứng với một hoặc các dị nguyên khác nhau.
Xét nghiệm dị ứng gồm: Xét nghiệm da, xét nghiệm máu, chế độ ăn uống loại trừ. Trong đó, xét nghiệm da vẫn phổ biến hơn cả bởi thực hiện nhanh chóng, giá thành rẻ và khá đáng tin cậy. Tuy nhiên, xét nghiệm máu được thực hiện trên máy móc hiện đại phát hiện được số dị nguyên tố lớn hơn, chính xác hơn.
Trong trường hợp nghi ngờ dị ứng thức ăn, chế độ ăn uống loại trừ sẽ được thực hiện.
3. Xét nghiệm dị ứng thực hiện thế nào?
Các liệu pháp xét nghiệm dị ứng được thực hiện như sau:
3.1. Nghiệm pháp da
Nghiệm pháp da luôn được ưu tiên đầu tiên để tìm chất gây dị ứng, dị nguyên bị nghi ngờ có thể trong không khí hoặc liên quan đến thực phẩm.
Xét nghiệm dị ứng bằng nghiệm pháp da
Trong đó, bác sỹ sẽ đặt 1 chất gây dị ứng lên 1 phần da của bạn, kỹ thuật viên dùng dụng cụ đặc biệt làm trầy xước bề mặt da. Sau đó, phần da được quan sát để xem chúng phản ứng với chất dị ứng thế nào. Nếu da không có hiện tượng sưng hay đỏ thì nghĩa là chất đó không phải dị nguyên của bạn.
Ngoài ra, bác sỹ có thể bơm lượng nhỏ chất nghi ngờ gây dị ứng hoặc dùng miếng dán chứa dị nguyên nghi ngờ.
3.2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được chỉ định nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng hoặc nghiệm pháp da không tìm ra với các dị nguyên phổ biến. Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể của bạn, sau đó được xét nghiệm cho sự hiện diện của kháng thể chống lại dị nguyên cụ thể. Thử nghiệm này là ImmunoCAP, khá hiệu quả trong việc phát hiện dị nguyên.
Hiện nay tại Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC có triển khai dịch vụ xét nghiệm Panel dị ứng, giúp phát hiện từ 60 – 107 dị nguyên tố. Đây là một trong những xét nghiệm dị ứng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, giải quyết được các trường hợp xét nghiệm thông thường không thể tìm ra.
Xét nghiệm máu tìm dị nguyên
3.3. Chế độ ăn uống loại trừ
Nếu nghi ngờ một hay một vài thực phẩm khiến bạn bị dị ứng, một chế độ ăn uống loại trừ sẽ được thực hiện. Bạn sẽ ngừng ăn một số thực phẩm, sau đó ăn lại chúng, phản ứng cơ thể giúp bác sỹ xác định thực phẩm có chứa dị nguyên.
4. Xét nghiệm dị ứng có cần thiết?
Theo thống kê ở Mỹ, dị ứng ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người mỗi năm, trong đó dị nguyên phổ biến nhất xâm nhập qua đường hô hấp. Riêng dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hoa ảnh hưởng tới hơn 40 triệu người ở Mỹ.
Tổ chức dị ứng thế giới cũng thống kê, phản ứng thái quá của cơ thể này khiến 250.000 người chết mỗi năm. Dị ứng càng nguy hiểm hơn nếu bạn đang mắc bệnh về đường hô hấp, nhất là hen suyễn.
Do đó, nếu cơ thể bị dị ứng, xét nghiệm dị ứng là cần thiết để phát hiện chính xác dị nguyên, nguồn gốc của chất gây dị ứng để phòng tránh cũng như điều trị.
5. Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm dị ứng
Trước khi xét nghiệm dị ứng, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin về lối sống cá nhân, gia đình, tiền sử bệnh…
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm cần ngưng sử dụng như: Thuốc Omalizumab, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng Histamine, thuốc chống ợ nóng.
6. Xét nghiệm dị ứng có nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ rằng xét nghiệm dị ứng nghĩa là da bạn phải tiếp xúc với các dị nguyên, có thể gây dị ứng lại hay nguy hiểm. Tuy nhiên, xét nghiệm chỉ gây các vết ngứa, mẩn đỏ nhẹ trên da, chúng thường không kéo dài và dễ dàng khắc phục.
Dị ứng ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều người
Nếu xét nghiệm dị ứng tạo ra phản ứng thái quá ngay lập tức thì bạn sẽ được chăm sóc y tế, các phòng xét nghiệm luôn sẵn sàng điều đó, nhất là chúng nằm trong bệnh viện trang bị đầy đủ thuốc và thiết bị.
Mọi vấn đề về sức khỏe sau khi thực hiện xét nghiệm, hãy liên hệ với bác sỹ để được hỗ trợ.
7. Nên thực hiện xét nghiệm dị ứng ở đâu?
Bạn nên thực hiện xét nghiệm dị ứng tại các trung tâm, phòng xét nghiệm của bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ, thuốc phòng trường hợp sốc do dị ứng. Địa chỉ uy tín là cần thiết để giúp bạn yên tâm tìm ra dị nguyên của mình.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ xét nghiệm dị ứng uy tín, với công nghệ Panel tìm ra hàng trăm dị nguyên, cùng đội ngũ chuyên khoa giàu kinh nghiệm như, BS Lê Thị Hường - Chuyên khoa Da liễu…
Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!