Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm Folate là gì? Khi nào cần thực hiện?
- 11/04/2025 | Xét nghiệm vi chất cho bé: Tầm quan trọng và thời điểm nên làm xét nghiệm
- 12/04/2025 | Chuyên gia MEDLATEC chia sẻ kiến thức xét nghiệm chuyên sâu tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
- 14/04/2025 | Khám phá 5 gói xét nghiệm NIPT tại MEDLATEC cùng quà tặng hấp dẫn cho mẹ bầu
1. Xét nghiệm Folate là gì? Cần thực hiện khi nào?
Xét nghiệm Folate là một phương pháp kiểm tra nồng độ folate trong máu. Đây là một loại vitamin nhóm B rất quan trọng cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, và duy trì sức khỏe tổng thể. Việc thực hiện xét nghiệm Folate giúp mang lại những ý nghĩa quan trọng như sau:
- Phát hiện thiếu hụt dinh dưỡng: Xét nghiệm giúp xác định tình trạng thiếu hụt folate, một nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác;
Xét nghiệm Folate giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể
- Hỗ trợ phụ nữ mang thai: Đánh giá tình trạng thiếu hụt vi chất ở phụ nữ có thai;
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Xét nghiệm được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị liên quan đến thiếu hụt folate.
2. Những nguyên nhân gây thiếu folate
Tình trạng thiếu folate có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu folate cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống không đầy đủ: Tiêu thụ ít rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc có thể dẫn đến thiếu folate. Ngoài ra, sai lầm trong chế biến, cụ thể là việc nấu thực phẩm quá chín có thể phá hủy một lượng lớn folate;
- Tiêu thụ rượu bia quá mức: Rượu cản trở sự hấp thu folate và tăng tốc độ đào thải folate ra khỏi cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu hụt;
- Vấn đề về hấp thu: Các bệnh lý như celiac, viêm ruột hoặc phẫu thuật liên quan đến đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu folate;
- Sử dụng một số loại thuốc: Việc sử dụng thuốc chống co giật, methotrexate và một số thuốc khác có thể gây giảm hấp thu folate;
- Nhu cầu tăng cao trong thai kỳ: Sự phát triển của thai nhi đòi hỏi mẹ bầu cần lượng folate nhiều hơn so với bình thường. Thiếu folate trong thai kỳ có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh ở thai nhi, do đó cần phát hiện sớm để có hướng bổ sung kịp thời.
Để phòng ngừa thiếu folate, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế tiêu thụ rượu và theo dõi sức khỏe định kỳ.
3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Folate
Nồng độ folate trong huyết thanh ở mức trung bình dao động trong khoảng từ 9.5 đến 45.2 nmol/L. Tuy nhiên, nếu nồng độ thấp hoặc cao hơn ngoài khoảng này, có thể bệnh nhân đang gặp phải tình trạng thừa hoặc thiếu axit folic, cụ thể như sau:
Nhiều vấn đề sức khỏe được phản ánh bởi nồng độ folate trong huyết thanh
Thừa Folate
Nồng độ axit folic trong máu cao có thể do chế độ ăn uống giàu thực phẩm chứa axit folic hoặc do sử dụng vitamin và thuốc bổ sung axit folic. Nồng độ axit folic trong máu cao cũng có thể do thiếu vitamin B12. Vitamin B12 cần thiết để cơ thể sử dụng axit folic, vì vậy khi thiếu vitamin B12, cơ thể không thể tiêu thụ hết axit folic, dẫn đến tình trạng tích tụ axit folic trong máu.
Thiếu Folate
Chế độ ăn chưa phù hợp, rối loạn ăn uống hoặc sử dụng rượu bia có thể là những nguyên nhân khiến nồng độ axit folic thấp. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý như bệnh Celiac, bệnh Crohn, bệnh gan, hoặc thiếu vitamin C… cũng có thể làm giảm mức độ này.
Thiếu axit folic đặc biệt nghiêm trọng ở một số đối tượng, bao gồm:
- Phụ nữ mang thai: Cần bổ sung axit folic để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi;
- Người thiếu máu tán huyết: Các bệnh nhân này cần một lượng axit folic lớn để sản xuất tế bào hồng cầu mới, vì quá trình phá hủy tế bào hồng cầu cũ diễn ra nhanh chóng.
4. Quy trình xét nghiệm Folate gồm mấy bước?
Quy trình xét nghiệm Folate thường được thực hiện bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
- Nhịn ăn: Thông thường, bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 6-8 giờ trước khi lấy mẫu máu. Điều này giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất;
- Thông báo về thuốc đang dùng: Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị thực phẩm chức năng hoặc thảo dược nào, hãy thông báo cho bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Lấy mẫu máu
- Khử trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70º;
- Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Vị trí lấy máu được băng kín để cầm máu và đảm bảo vô khuẩn;
- Mẫu máu sau khi lấy sẽ được thu thập vào ống nghiệm chuyên dụng.
Xử lý mẫu máu
- Mẫu máu sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích;
- Kỹ thuật viên sẽ sử dụng các phương pháp hóa học hoặc miễn dịch học để đo lượng folate có trong máu.
Mẫu máu được chuyển đến phòng xét nghiệm để thực hiện phân tích
Nhận kết quả
- Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng vài giờ;
- Bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số có trong kết quả xét nghiệm và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống nếu cần.
Những thông tin về xét nghiệm Folate được cập nhật trên đây hy vọng giúp bạn đọc có thêm những kiến thức y khoa bổ ích, ứng dụng trong quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng thực hiện xét nghiệm Folate nói riêng cùng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác nói chung tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám, văn phòng lấy mẫu và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với nhiều ưu điểm nổi bật. Nếu có thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc nhu cầu thực hiện xét nghiệm Folate nói riêng và kiểm tra, thăm khám sức khỏe nói chung hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!