Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm máu tổng quát là gì? Có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không?
- 01/03/2024 | MCV trong xét nghiệm máu là gì và cách đọc kết quả
- 01/03/2024 | Chỉ số HCT trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề liên quan
- 01/03/2024 | Giải đáp băn khoăn: ALT trong xét nghiệm máu là gì
- 01/03/2024 | Xét nghiệm máu MEDLATEC nhanh chóng, an toàn cùng dịch vụ lấy mẫu tận nơi
- 04/09/2024 | Chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung khi xét nghiệm máu là bao nhiêu?
1. Xét nghiệm máu tổng quát gồm những xét nghiệm nào?
Xét nghiệm máu tổng quát là phương pháp xét nghiệm chỉ định trong nhiều trường hợp, từ khám sức khỏe tổng quát, tái khám, khám sức khỏe khi xin việc,... Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định tổng quan về thể trạng, đưa ra chẩn đoán sớm về một số bệnh lý hoặc đánh giá tình hình tiến triển trong quá trình điều trị bệnh.
Xét nghiệm máu tổng quát được chỉ định trong nhiều trường hợp
Xét nghiệm tổng quát thường bao gồm nhiều loại hình phân tích, xét nghiệm khác nhau, cụ thể như:
- Xét nghiệm công thức máu: Là một trong số những loại hình xét nghiệm máu tổng quát cơ bản nhất. Thông qua kết quả phân tích, bác sĩ có thể phần nào đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện bất thường qua sự thay đổi của tế bào máu. Bao gồm tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu và tế bào hồng cầu. Ngoài ra, kỹ thuật phân tích này cũng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân cần tầm soát nguy cơ mang bệnh Thalassemia (chẩn đoán sớm chứng tan máu bẩm sinh).
- Xét nghiệm đường huyết: Cung cấp thông tin về lượng Glucose tồn tại trong máu, giúp tầm soát bệnh lý đái tháo đường.
- Xét nghiệm mỡ máu: Giúp kiểm tra các chỉ số phản ánh tình trạng mỡ máu như Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol hay HDL-cholesterol.
- Xét nghiệm xác định định lượng Axit Uric: Cho phép bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh Gout.
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan: Thông qua thông tin phân tích về chỉ số GPT, chỉ số GOT, chỉ số GGT, chỉ số Bilirubin trực tiếp và toàn phần,... bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hoạt động của gan.
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận: Phân tích về chỉ số Ure và chỉ số Creatinin giúp bác sĩ đưa ra nhận định khá chính xác về chức năng hoạt động của thận.
- Xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng tuyến giáp: Tình trạng hoạt động của tuyến giáp có thể được đánh giá chính xác thông qua chỉ số T3, FT4 và TSH,...
- Xét nghiệm điện giải đồ: Đây là kỹ thuật phân tích cho phép kiểm tra nồng độ thực tế của chất điện giải tồn tại trong máu.
- Xét nghiệm kiểm tra chuyển hóa sắt: Giúp xác định chỉ số Ferritin, sắt, huyết thanh hỗ trợ quá trình chẩn đoán tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu sắt gây thiếu máu (nhất là ở nữ giới và trẻ em).
- Một số loại hình xét nghiệm khác: Chẳng hạn như xét nghiệm kiểm tra chức năng chuyển hóa khoáng chất canxi; xét nghiệm kiểm tra bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C,...
Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp kiểm tra lượng đường huyết, cholesterol trong máu
3. Quy trình làm xét nghiệm máu tổng quát
- Trước tiên, nhân viên y tế sẽ lấy một ít mẫu máu của người muốn làm xét nghiệm và chứa trong ống chuyên dụng.
- Mẫu máu cần phân tích được bảo quản và chuyển đến trung tâm xét nghiệm của từng cơ sở y tế. Dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nhân viên y tế sẽ tiến hành phân tích mẫu máu.
- Sau khi hoàn tất khâu phân tích, người làm xét nghiệm có thể nhận kết quả và được bác sĩ phân tích ý nghĩa và tư vấn thêm. Thời gian trả kết quả tùy thuộc vào loại hình phân tích, điều kiện về cơ sở vật chất của từng đơn vị y tế.
Khách hàng đang lấy máu xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC
4. Giải đáp một vài thắc mắc về xét nghiệm máu tổng quát
4.1. Làm xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
Trong số các loại hình xét nghiệm máu tổng quát thì chỉ có xét nghiệm mỡ máu và đường máu dễ bị sai lệch kết quả nếu người bệnh ăn uống trước khi xét nghiệm. Do vậy, trước khi làm hai loại hình xét nghiệm này, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết những loại đồ ăn, thức uống vừa sử dụng.
Để chắc chắn kết quả xét nghiệm máu không bị ảnh hưởng, bạn nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm từ 8 đến 12 tiếng và tốt nhất là xét nghiệm vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn, uống gì.
Khi làm xét nghiệm mỡ máu và đường máu, bệnh nhân cần nhịn ăn
4.2. Sau bao lâu thì có kết quả xét nghiệm?
Thông thường, sau khoảng 30 đến 90 phút, người bệnh có thể nhận kết quả phân tích tổng quát máu. Tuy nhiên thời gian trả kết quả còn phụ thuộc vào yêu cầu phân tích, trang thiết bị máy móc,... của từng cơ sở y tế.
4.3. Nên làm xét nghiệm máu tổng quát ở đâu?
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu tổng quát ở bất kỳ cơ sở y tế nào đủ điều kiện phân tích, được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế. Hiện nay, có một địa chỉ y tế uy tín, được rất nhiều người lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC nổi tiếng với bề dày kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó, dịch vụ xét nghiệm tại MEDLATEC được các chuyên gia đầu ngành và khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Đặc biệt, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
Vừa qua, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đã xuất sắc giành giải nhất tại cuộc thi “Giới thiệu Phòng Lab năm 2024”. Đây là lần thứ 2 cuộc thi được tổ chức bởi Liên đoàn Quốc tế Hóa sinh Lâm sàng và Xét nghiệm Y khoa (IFFC) với sự tham gia của hàng loạt phòng Lad lớn trên toàn thế giới. Giải thưởng của MEDLATEC là minh chứng khẳng định chất lượng dịch vụ xét nghiệm tại Việt Nam đã vươn tầm quốc tế.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC xuất sắc giành giải nhất tại cuộc thi “Giới thiệu Phòng Lab năm 2024”
Bên cạnh dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại viện, Hệ thống Y tế MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi với chi phí hợp lý, trả kết quả nhanh và chính xác cho mọi khách hàng. Vậy nếu cần đặt lịch xét nghiệm máu tổng quát tại viện hoặc tại nhà, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn cụ thể hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!