Tin tức
Chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung khi xét nghiệm máu là bao nhiêu?
- 17/06/2024 | Chỉ số Beta HCG sau 9 ngày chuyển phôi bao nhiêu là tốt?
- 01/02/2024 | Xét nghiệm Beta HCG là gì, chi phí hết bao nhiêu?
- 01/11/2023 | Xét nghiệm beta hcg là gì và nên thực hiện khi nào?
- 01/01/2024 | Chỉ số beta HCG thai 5 tuần là bao nhiêu?
- 01/12/2023 | Tìm hiểu về xét nghiệm BHCG là gì?
1. Chỉ số Beta HCG là gì?
HCG hay Human Chorionic Gonadotropin thường có trong cơ thể của người phụ nữ khi trứng đã thụ tinh và tiến hành làm tổ. Sự xuất hiện của hormone này là tín hiệu cho thấy tử cung đủ khả năng hỗ trợ hợp tử làm tổ. Khi đó, trứng không còn rụng theo chu kỳ như bình thường, người phụ nữ sẽ mất kinh và bắt đầu có những biểu hiện ốm nghén.
Chỉ số Beta HCG có xu hướng đạt đỉnh ở tuần thai thứ 8 đến thứ 10
Theo phân tích, HCG cấu thành từ tiểu đơn vị Beta và tiểu đơn vị Alpha. Thế nhưng, tiểu đơn vị Alpha lại khá tương đồng với chuỗi Alpha của LH và FSH. Vậy nên, chỉ tiểu đơn vị Beta được công nhận là đặc hiệu của HCG.
Thông qua chỉ số Beta HCG, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán mang thai. Bởi nồng độ hormone này có xu hướng tăng nhanh sau thời điểm trứng thụ tinh, cao gấp 2 lần sau mỗi 48 đến 72 tiếng. Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, nồng độ hormone HCG bắt đầu đạt đỉnh rồi giảm xuống và duy trì ở mức ổn định trong thời gian thai kỳ còn lại của thai kỳ.
2. Các xét nghiệm kiểm tra Beta HCG ứng dụng trong chẩn đoán mang thai
2.1. Xét nghiệm máu
Dựa vào xét nghiệm phân tích mẫu máu, bác sĩ có thể xác định nồng độ hormone HCG. Từ đó, đưa ra chẩn đoán xem người phụ nữ đã mang thai hay chưa. Cụ thể:
- Nếu Beta HCG < 5 U/L: Kết quả âm tính cho biết chị em chưa mang thai.
- Nếu Beta HCG > 25 U/L: Kết quả dương tính cho biết chị em đã mang thai.
- Nếu Beta HCG nằm trong khoảng từ 5 U/L đến 25 U/L: Với kết quả này, bác sĩ thường chưa thể đưa ra kết luận người phụ nữ mang thai hay chưa mà sẽ cần tiếp tục theo dõi sự thay đổi của Beta HCG.
Xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ Beta HCG
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chuẩn xác, chị em hãy thực hiện xét nghiệm Beta-HCG khi có dấu hiệu chậm kinh.
2.2. Xét nghiệm nước tiểu
Bên cạnh xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể hỗ trợ trong việc xác định có mang thai hay không. Chị em có thể sử dụng que thử thai để thử nước tiểu, quan sát vạch hiển thị trên que thử. Cụ thể:
- Nếu que thử xuất hiện 1 vạch đỏ: Đây là kết quả âm tính, cho biết chị em chưa mang thai.
- Nếu que thử xuất hiện 2 vạch đỏ: Đây là kết quả dương tính, cho biết chị em đã mang thai.
- Nếu que thử không hiển thị vạch: Chị em chưa thể biết chắc mình đã mang thai hay chưa.
Que thử thai hoạt động dựa vào sự thay đổi của hormone HCG
Thực tế, việc dùng que thử thai để kiểm tra sự xuất hiện của hormone HCG trong nước tiểu không phải lúc nào cũng chính xác. Vì thế, nếu muốn chắc chắn về kết quả, chị em nên đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu hơn.
3. Chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung cụ thể là bao nhiêu?
Theo các bác sĩ, Beta HCG ở người thai ngoài tử cung thường không tăng nhanh như người mang thai trong tử cung. Trường hợp kết quả siêu âm không thấy sự có mặt của túi thai trong buồng tử cung, đồng thời nồng hormone HCG lớn hơn 2000 U/L, cần theo dõi có thai ngoài tử cung hay không. Tuy nhiên, để khẳng định kết quả cần phải theo dõi tiếp bằng siêu âm và xét nghiệm máu Beta HCG.
Không có quy định về mức chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung cụ thể là bao nhiêu
Bên cạnh đó, cần kết hợp theo dõi triệu chứng để đưa ra chẩn đoán. Bởi phụ nữ thai ngoài tử cung thường xuất hiện một vài triệu chứng khá đặc trưng. Cụ thể như:
- Âm đạo ra máu: Máu tiết ra từ âm đạo màu nâu đen, không quá nhiều, không bị vón cục nhưng kéo dài.
- Đau bụng: Mới đầu, cơn đau bụng ở người mang thai ngoài tử cung dễ bị nhầm lẫn với cơn đau bụng thông thường. Tuy vậy, cơn đau có xu hướng âm ỉ, xuất hiện tại khu vực bụng dưới, tập trung tại một bên, đôi khi chị em sẽ thấy đau nhói.
Về cơ bản, vẫn chưa có quy định về chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung cụ thể là bao nhiêu. Như vậy để chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ không chỉ dựa vào nồng độ hormone HCG mà phải kết hợp thăm khám triệu chứng lâm sàng và thực hiện các chẩn đoán hình ảnh khác.
4. Một số phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung khác
4.1. Siêu âm đầu dò âm đạo
Ngoài kiểm tra nồng độ hormone HCG thông qua xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ thường sẽ chỉ định người phụ nữ siêu âm. Đây phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện mang thai ngoài tử cung khá chính xác.
Siêu âm vùng bụng giúp bác sĩ kiểm tra khối thai có xuất hiện ngoài tử cung
Theo đó, quá trình siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện khối bất thường xuất hiện ngoài tử cung, nằm ở gần vị trí tử cung hoặc tại phía trong ổ bụng. Kỹ thuật phân tích hình ảnh này còn cho phép bác sĩ kiểm tra xem túi thai xuất hiện trong tử cung hay không.
Trường hợp bác sĩ không phát hiện không nhận thấy khối thai bất thường ngoài tử cung, nhưng nồng độ Beta HCG vẫn ở mức cao, người phụ nữ có thể được chỉ định chọc dò cùng đồ âm đạo: thấy có máu hoặc nội soi ổ bụng.
4.2. Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng cho phép bác sĩ chẩn đoán xác định có thai ngoài tử cung hay không.
Không có ngưỡng chính xác chỉ số Beta HCG thai ngoài tử cung cụ thể là bao nhiêu. Để xác định thai ngoài tử cung, chị em hãy đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi vào hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!