Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm PAP - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
- 01/10/2023 | Nên làm gì khi nhận kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường?
- 01/10/2023 | Ý nghĩa tầm soát ung thư cổ tử cung và những thông tin cần biết
- 21/08/2024 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào và cách phòng ngừa bệnh
1. Tổng quan về xét nghiệm PAP
Đây là phương pháp xét nghiệm phết tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm này còn có tên gọi khác là xét nghiệm Papanicolaou, phết PAP, phết tế bào cổ tử cung.
Bác sĩ sẽ thu thập tế bào từ cổ tử cung bằng cách sử dụng một công cụ chuyên biệt để phết chúng lên lam kính hoặc trộn chúng trong một dịch cố định. Sau đó, mẫu tế bào sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện bất kỳ biến đổi hoặc dấu hiệu bất thường nào.
PAP là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để tầm soát ung thư cổ tử cung
Hiện nay, có 2 phương pháp: tế bào học cổ điển (PAP Smear) và tế bào học nhúng dịch (Thin-prep).
2. Những ai nên thực hiện?
Những trường hợp tầm soát ung thư cổ tử cung, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện PAP kết hợp với xét nghiệm HPV để tăng hiệu quả chẩn đoán.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo các chị em nên thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung khi đủ 21 tuổi trở lên và định kỳ 2 - 3 năm lặp lại 1 lần. Ngoài ra, những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm thường xuyên là:
- Người hút thuốc lá thường xuyên trong thời gian dài.
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV.
- Trong gia đình, có người từng mắc ung thư cổ tử cung hoặc các loại ung thư khác.
- Người trước đó đã thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
- Bệnh nhân đã được điều trị bằng corticosteroid kéo dài hoặc phương pháp hóa trị.
- Người bị suy giảm miễn dịch hay đã trải qua đại phẫu ghép nội tạng.
- Trước khi sinh, thai phụ phơi nhiễm với diethylstilbestrol.
Để biết tần suất thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, bệnh nhân cần phải thông báo đầy đủ với bác sĩ về các bệnh lý nền đang mắc phải (nếu có), thuốc đã và đang sử dụng.
Các chị em từ 21 tuổi trở lên nên tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung
3. Xét nghiệm PAP có an toàn không? Trước khi thực hiện cần lưu ý gì?
Độ an toàn của xét nghiệm PAP được nhiều người quan tâm bởi các chị em lo lắng thủ thuật lấy tế bào bên trong tử cung sẽ gây đau và gây ảnh hưởng sức khỏe.
Xét nghiệm PAP có an toàn không?
Thực tế kỹ thuật PAP khá đơn giản, quá trình chỉ diễn ra trong thời gian vài phút và đa số trường hợp không có triệu chứng đau đớn hay tổn thương gì. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể quá trình thực hiện và hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất.
Sau đó bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt cố định thành âm đạo, rồi quan sát cổ tử cung và tiến hành lấy mẫu. Mẫu tế bào được thu thập bao gồm cổ trong và ngoài sau đó đem đi phân tích.
Kỹ thuật PAP khá đơn giản và hầu như không gây đau hay tổn thương gì
Khi mỏ vịt được đưa vào âm đạo, quá trình lấy mẫu chị em có thể cảm thấy đau tức hoặc khó chịu, đặc biệt đối với những chị em xét nghiệm lần đầu có thể cảm giác không quen. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì hiện nay phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao và hiếm khi gây ra tác dụng phụ.
Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm
Để đảm bảo quá trình xét nghiệm PAP diễn ra nhanh chóng và không làm sai lệch kết quả thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm 2 - 3 ngày.
- Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn không nên sử dụng thuốc đặt âm đạo, băng vệ sinh hoặc miếng bọt ngừa thai.
- Tốt nhất là thực hiện xét nghiệm sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt ít nhất 5 ngày.
- Các chị em nên đi tiểu trước khi xét nghiệm để giảm lượng nước tiểu trong bàng quang, giảm cảm giác khó chịu hoặc mắc tiểu trong quá trình thực hiện.
- Nếu bạn đã từng làm xét nghiệm PAP trước đây, hãy thông báo cho bác sĩ về kết quả cũng như các thông tin liên quan đến sức khỏe và các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đã hoặc đang sử dụng.
Nếu xét nghiệm phết PAP bình thường thì ở thời điểm thực hiện, bạn không có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Trường hợp kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các kiểm tra khác để đi đến kết luận chính xác nhất.
Một lưu ý mà bạn phải nhớ là kết quả PAP bất thường không đồng nghĩa với việc chắc chắn bạn đã bị ung thư cổ tử cung. Điều này chỉ nói lên được rằng bạn thuộc nhóm có khả năng cao bị bệnh. Đôi khi sự bất thường này có thể xuất phát từ những biến đổi lành tính bên trong cổ tử cung hoặc vấn đề sức khỏe khác nhưng không phải ung thư.
Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ chính xác của kết quả và an toàn đối với chính bạn. Nếu bạn chưa biết nên tiến hành xét nghiệm PAP ở địa chỉ nào thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC là đơn vị đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, sở hữu đội ngũ y bác sĩ đã qua đào tạo, chuyên môn giỏi và thâm niên nhiều năm. Bên cạnh đó, nơi đây còn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng thực hiện hơn 2.000 xét nghiệm khác nhau từ cơ bản đến chuyên sâu. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành xét nghiệm hoặc ung thư cổ tử cung tại đây.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín để bạn thực hiện PAP
Để đặt lịch xét nghiệm hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!