Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm PSA giúp phát hiện nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến
- 15/11/2019 | Xét nghiệm PSA - Sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến chỉ trong 90 phút
- 17/03/2012 | Xét nghiệm PSA giảm tử vong do ung thư tuyến tiền liệt
- 27/03/2013 | PSA VÀ fPSA - Những dấu ấn của ung thư tuyến tiền liệt
1. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt (hay tiền liệt tuyến) là một tuyến nhỏ tiết sinh dục nằm dưới đáy bàng quang của nam giới. Ung thư tiền liệt tuyến là một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến hiện nay và có khả năng gây tử vong cao.
Xét nghiệm PSA giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến sớm
Một số yếu tố chính có khả năng gia tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến như:
- Tuổi tác: nam giới lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, đặc biệt là những người từ 50 tuổi trở lên.
- Tiểu sử gia đình: theo thống kê, hơn 50% những người có cha, chú, anh trai mắc ung thư tiền liệt tuyến thì cũng sẽ mắc căn bệnh này.
- Di truyền đột biến gen: trường hợp gia đình có người có tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc được chẩn đoán bị đột biến gen BRCA1 hay BRCA2.
- Chủng tộc: đàn ông gốc Phi thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hơn người thuộc các chủng tộc khác.
- Chế độ ăn: chế độ ăn uống ít rau quả xanh hoặc chứa nhiều chất béo động vật cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
Việc xét nghiệm PSA là việc làm cần thiết để bạn có thể nắm được tình hình sức khỏe của mình, từ đó có những biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.
2. Xét nghiệm PSA là gì?
PSA là viết tắt của Prostate-specific Antigen, là một loại kháng nguyên đặc hiệu được mã hóa bởi gen KLK3 và được sản sinh ra bởi các mô tuyến tiền liệt ung thư ác tính hoặc lành tính. Khối lượng phân tử của PSA thường rơi vào khoảng từ 30.000 - 34.000 dalton.
PSA được tìm thấy chủ yếu trong tinh dịch, ngoài ra cũng có một lượng nhỏ lưu thông trong máu. So với các tế bào lành tính thì các tế bào ung thư tiền liệt tuyến thường tiết ra nhiều PSA hơn. Sự hiện diện của PSA có thể là dấu hiệu của những rối loạn bất thường ở tuyến tiền liệt. Đó là lý do vì sao xét nghiệm này có thể giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Đây là phương pháp xét nghiệm máu nhằm đo lường nồng độ PSA cũng như tỷ lệ chỉ số PSA tự do/PSA toàn phần. Từ đó, bác sĩ có cơ sở để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến hay theo dõi sự phát triển khối u của người bệnh.
3. Nên làm Xét nghiệm PSA khi nào?
Không phải ai cũng được tiến hành làm xét nghiệm này, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ mới chỉ định bệnh nhân làm loại xét nghiệm này.
Cụ thể như:
- Nam giới trên 50 tuổi có nhu cầu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến định kỳ nhằm phát hiện bệnh kịp thời.
- Nam giới trên 40 tuổi mà gia đình có người có tiền sử mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Những người đang trong quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến cần làm xét nghiệm PSA để theo dõi hiệu quả điều trị cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà xét nghiệm nên được tiến hành từ 6 - 36 tháng sau khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
4. Quy trình tiến hành xét nghiệm PSA
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm là máu tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân, sau đó mang đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích kết quả chỉ số PSA. Nồng độ PSA trong máu được tính theo nanogram trên mililit máu (ng/mL).
Xét nghiệm PSA sử dụng máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân
Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số PSA toàn phần thường rất thấp (< 4ng/mL). Để có thể đánh giá được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, có một số yếu tố khác cần được xem xét đến trong quá trình phân tích chỉ số PSA như:
- Tuổi bệnh nhân
- Kích thước Tuyến tiền liệt
- Mức độ thay đổi nhanh của PSA
- Một số loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng
Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc kết hợp kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác và cụ thể nhất về những bất thường ở tuyến tiền liệt như cục cứng hoặc khối u.
5. Ý nghĩa của xét nghiệm PSA
Như đã nói, đây là phương pháp có thể giúp phát hiện ung thư tiền liệt tuyến với độ nhạy khoảng 21% và độ đặc hiệu khoảng 91%. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán.
Cụ thể như:
- Nam giới có nguy cơ cao mắc ung thư tiền liệt tuyến nếu chỉ số PSA trong máu tăng cao, thường là lớn 4ng/ml.
- Những người mắc ung thư tiền liệt tuyến có tốc độ tăng PSA toàn phần cao hơn so với thông thường (tốc độ PSA toàn phần cao hơn 0,75ng/ml/năm).
- Trường hợp tốc độ tăng PSA của người bệnh < 0,75ng/ml/năm thì người đó có thể mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính nên không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nồng độ PSA trong máu cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là người đó mắc ung thư tiền liệt tuyến. Một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng chỉ số PSA tăng cao như: phì đại tuyến tiền liệt lành tính, viêm tuyến tiền liệt, đặt sonde niệu đạo,...
Phì đại tuyến tiền liệt lành tính cũng có thể khiến nồng độ PSA tăng cao
6. Xét nghiệm PSA ở đâu uy tín và chính xác?
Trước khi quyết định làm xét nghiệm, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về sự cần thiết cũng như những rủi ro có thể xảy ra để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được tư vấn chi tiết và nhận được những lời khuyên hữu ích từ đội ngũ giáo sư, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết niệu - tiền liệt tuyến.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ tương xứng với mức giá thành hợp lý đến khách hàng. Mọi dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu đều được niêm yết giá tại bệnh viện để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với bệnh tình cũng như điều kiện tài chính của bản thân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ chất lượng với giá thành hợp lý
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh ung thư tiền liệt tuyến cũng như phương pháp xét nghiệm PSA giúp người bệnh phát hiện sớm tình trạng của mình để có phương hướng điều trị kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!