Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có quan trọng không
- 31/08/2019 | Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu có hiệu quả không
- 31/08/2019 | Các loại xét nghiệm vi khuẩn HP và ý nghĩa của xét nghiệm
- 31/08/2019 | Xét nghiệm mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
1. Ung thư cổ tử cung
1.1 Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung (CTC) có hình nón cụt, có âm đạo bám vào chia CTC thành 2 phần: Phần trong âm đạo và phần trên âm đạo. Âm đạo bám quanh CTC theo đường chếch xuống và ra trước. Phần dưới nằm trong âm đạo là lỗ ngoài. Phần trên tiếp nối với thân tử cung bằng eo tử cung gọi là lỗ trong.
Tổn thương loạn sản tại CTC thường bắt đầu từ một hay một nhóm tế bào biểu mô, tiến triển trong thời gian 10 đến 15 năm, từ loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình, loạn sản nặng, rồi thành ung thư tại chỗ và ung thư xâm nhập. Các thể mô bệnh học: Ung thư biểu mô vẩy (Squamous cell carcinoma) chiếm 80% – 85%. Ung thư biểu mô tuyến (Adeno carcinoma) chiếm khoảng 10%.
Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ
1.2 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung phát triển âm ỉ trong một thời gian dài. Các tế bào sẽ biến đổi bất thường cùng với sự thay đổi của môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV các type nguy cơ cao, đặc biệt là HPV 16, 18.
Giai đoạn tại chỗ, giai đoạn vi xâm nhập: Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt. Chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học. Do đó việc điều trị khỏi hay không là do phát hiện được sớm trong giai đoạn tại chỗ này bằng phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay.
Giai đoạn ung thư xâm nhập: Triệu chứng đầu tiên đó là ra máu âm đạo bất thường: ra máu sau giao hợp, ra máu sau mãn kinh. Ra dịch nhầy âm đạo màu vàng, hoặc lẫn máu, có mùi hôi Khi ung thư lan rộng: + Triệu chứng chèn ép: đau hông, đau thắt lưng, phù chi + Xâm lấn bàng quang: đái máu + Xâm lấn trực tràng: đi ngoài ra máu Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, gầy sút, thiếu máu.
1.3 Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV các type nguy cơ cao gây ra chiếm tỷ lệ 75-80% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn do các yếu tố gây viêm khác tác động lâu dài tại cổ tử cung như viêm nhiễm khuẩn đặc hiệu do nấm candida albican, do trùng roi âm đạo, do gardnerella vaginalis...
1.4 Ung thư cổ tử cung dễ mắc phải ở đối tượng nào?
+ Quan hệ tình dục không an toàn;
+ Quan hệ tình dục với nhiều đối tác dễ bị lây nhiễm HPV;
+ Quan hệ tình dục sớm;
+ Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung do nhiễm HPV;
+ Bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục không được điều trị triệt để;
+ Mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch;
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Có nhiều loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được kết hợp sử dụng như:
2.1 Xét nghiệm Pap smear ( Thin prep, Cell Prep, Papanicolau…)
Xét nghiệm Thin prep được thực hiện trong tầm soát ung thư cổ tử cung
Đây là xét nghiệm đơn giản, được tiến hành bằng cách lấy tế bào cổ tử cung, nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi. Đây là thủ thuật đơn giản được thực hiện trong khoảng 3 phút, không gây đau đớn.
Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thực hiện thêm xét nghiệm soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung để đánh giá tình trạng các tế bào bất thường và đưa ra phương pháp điều trị sớm, phù hợp nhất.
Theo lời khuyên của chuyên gia, phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên thực hiện xét nghiệm Pap smear định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ ngoài 30 nên kết hợp thực hiện xét nghiệm Pap smear và HPV để tầm soát ung thư cổ tử cung. Đối với những người trên 65 tuổi có thể dừng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nếu kết quả trước đó bình thường. Đặc biệt lưu ý với người có tiền sử mắc bệnh thì nên tiếp tục tầm soát.
2.2 Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV giúp phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung
HPV là một loại virus dẫn đến sự phát triển của mụn cóc sinh dục hoặc làm biến đổi các tế bào cổ tử cung và dẫn đến ung thư cổ tử cung. HPV 16 và HPV 18 được tìm thấy trong hơn 80% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm HPV giúp phát hiện virus gây bệnh u nhú ở người và đặc biệt phát hiện sớm 12 type nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
3. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có quan trọng không?
Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mang lại hiệu quả và có tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe phụ nữ. Nhằm phát hiện mầm mống ung thư khi chưa có biểu hiện rõ ràng, giúp tăng hiệu quả điều trị thành công, giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ung thư cổ tử cung dễ xảy ra với nhiều đối tượng dù ở bất kỳ độ tuổi nào nên xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết. Việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát cần dựa vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại nên những người có nhu cầu thì nên lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ.
4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu an toàn và hiệu quả?
Trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế an toàn và hiệu quả. Với hơn 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, hệ thống chi nhánh trên khắp cả nước, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin về sức khỏe của nhiều người.
MEDLATEC đã triển khai dịch vụ xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi người có thể lựa chọn
MEDLATEC đã triển khai các gói tầm soát ung thư từ cơ bản đến nâng cao với mức chi phí hợp lý cho mọi người có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu, kinh phí hoặc lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp quy trình khám, chữa bệnh chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác hơn. Khách hàng không phải mất nhiều thời gian chờ đợi hay lấy kết quả. Hàng loạt tiện ích mà khách hàng sẽ được hưởng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế tại MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!