Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm tiểu đường gồm những phương pháp nào, nên thực hiện ở đâu?
- 10/09/2024 | Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường: Hiểu rõ để phòng tránh
- 12/09/2024 | Những điều cần chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ
- 12/09/2024 | Chuyên gia giải đáp: Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
1. Sơ lược về bệnh tiểu đường
Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường. Đây là bệnh mãn tính biểu hiện bởi lượng đường trong máu của người bệnh luôn ở mức cao do cơ thể không chuyển hóa được glucose từ máu và trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Và vì lượng đường trong máu cao nên người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các thể chính của tiểu đường
Tiểu đường có 2 thể chính:
- Tiểu đường tuýp 1: Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Thể bệnh này do tuyến tụy nội tiết không sản xuất đủ lượng insulin cơ thể cần. Insulin có vai trò vận chuyển đường trong máu vào trong tế bào để tế bào chuyển hóa thành năng lượng sử dụng. Vì vậy, gây ra hiện tượng đường cao trong máu.
- Tiểu đường tuýp 2: Thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên, đang có xu hướng trẻ hóa. Đối với thể bệnh này thì tuyến tụy vẫn sản xuất insulin như bình thường nhưng tác dụng vận chuyển glucose của insulin bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa carbohydrate, khiến đường tích tụ trong máu.
Ngoài 2 thể này thì còn có tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Thể này có thể hết sau khi sinh con, tuy nhiên, trong khi mang thai, nếu không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và điều trị tích cực thì cả thai phụ và thai nhi có thể đối mặt với nhiều nguy cơ.
Người mắc bệnh tiểu đường luôn có chỉ số đường huyết trong máu cao
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Trước khi làm xét nghiệm tiểu đường để đưa ra chẩn đoán, bạn cũng có thể nhận biết nguy cơ mắc bệnh qua các dấu hiệu sau.
- Liên tục khát nước dù đã uống nước rất nhiều.
- Miệng trong tình trạng khô và da thì ngứa ngáy.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Thị lực giảm.
- Mệt mỏi, giảm cân.
Lưu ý là các dấu hiệu này thường xảy ra ở tiểu đường tuýp 2. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thì người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng tim mạch, mất thị lực, loét bàn chân, cắt cụt chi,… Tuy vậy, để khẳng định chính xác và được tư vấn điều trị, bạn cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm kiểm tra.
2. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường
Nếu người bệnh có các dấu hiệu nghi tiểu đường nói trên thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp xét nghiệm tiểu đường sau.
Xét nghiệm định lượng glucose lúc đói
Hay còn gọi là đo đường huyết lúc đói, nghĩa là bạn phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm ít nhất 8 giờ. Mục đích của xét nghiệm này là chẩn đoán tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường. Nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số đường huyết lúc đói là 6.5 - 7 mmol/L hay cao hơn 7 mmol/L thì không được chủ quan vì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Nhân viên y tế đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho khách hàng
Xét nghiệm định lượng glucose ngẫu nhiên
Đây là phương pháp xét nghiệm tiểu đường được thực hiện ngẫu nhiên vào bất kỳ thời điểm nào, không quan trọng là bạn đang đói hay no. Nếu chỉ số đường huyết trong kết quả xét nghiệm ở mức cao hơn 11.1 mmol/L, bạn có thể phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn nguy cơ bị tiểu đường.
Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
Phụ nữ mang thai thường được chỉ định làm xét nghiệm này. Trước khi thực hiện xét nghiệm 3 ngày, bạn cần dung nạp vào cơ thể 150 - 200 gr carbohydrate/ ngày. Đến ngày làm xét nghiệm, bạn cần đảm bảo đã nhịn ăn từ đêm hôm trước. Sáng hôm sau, bạn sẽ được uống một ly nước đường (gồm 250 - 300 ml nước pha với 75g đường), sau 2 giờ thì được lấy máu để làm xét nghiệm. Khi kết quả chỉ số đường huyết trên 11.1 mmol/L, bạn được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ và cần điều trị. Lưu ý, nếu kết quả xét nghiệm tiểu đường bất thường thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm vào một ngày khác. Các xét nghiệm thực hiện lại thường là xét nghiệm định lượng glucose lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.
Bạn cần uống 1 ly nước đường trước khi làm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống
3. Làm xét nghiệm tiểu đường ở đâu chính xác?
Trên đây là tổng hợp các phương pháp xét nghiệm tiểu đường. Nếu phân vân không biết nên làm xét nghiệm ở đâu cho chính xác, bạn có thể sử dụng dịch vụ Xét nghiệm tại các cơ sở, phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của đông đảo khách hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là đơn vị tiên phong tại Việt Nam đạt 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP nên đã khẳng định được độ uy tín cũng như chất lượng dịch vụ mà MEDLATEC mang đến cho khách hàng.
Dù làm xét nghiệm tiểu đường hay bất kỳ xét nghiệm nào khác, quý khách cũng hoàn toàn an tâm và tin tưởng vào kết quả xét nghiệm. Cùng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi nên mọi bất thường về kết quả xét nghiệm đều được tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Sau đó có phác đồ điều trị tích cực, giúp kiểm soát tình trạng và triệu chứng bệnh.
Dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn
Đặc biệt, MEDLATEC triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và trả kết quả xét nghiệm tận nơi yêu cầu. Quý khách bận rộn, không có thời gian hoặc điều kiện sức khỏe không cho phép có thể an tâm sử dụng dịch vụ với chi phí hợp lý.
Mọi nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại các cơ sở, chi nhánh của MEDLATEC, hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!