Các tin tức tại MEDlatec
Xơ phổi có phải ung thư không, biện pháp sàng lọc và phòng ngừa
- 01/07/2023 | Bệnh xơ phổi nguy hiểm không? Xác định nguyên nhân gây xơ phổi
- 01/02/2024 | Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: những thông tin cơ bản cần lưu ý
- 13/09/2024 | Ung thư phổi giai đoạn 4 có phải giai đoạn cuối không? Cần lưu ý những gì?
1. Về khái niệm xơ phổi và ung thư phổi
1.1. Xơ phổi
Xơ phổi là tình trạng tổn thương và dày, cứng mô phổi khiến cho khả năng hô hấp bị giảm sút. Sự xuất hiện của mô sẹo trong phổi là rào cản khiến cho việc trao đổi oxy và carbon dioxide trở nên khó khăn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Xơ phổi có thể gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe như:
- Giảm độ đàn hồi của nhu mô phổi
Viêm nhiễm và mô sẹo khiến cho phổi khó giãn nở, cứng hơn. Để tăng không khí vào phổi, cơ hô hấp phải tăng cường hoạt động, vì thế người bệnh sẽ bị khó thở.
- Giảm chức năng trao đổi khí
Sự hình thành mô sẹo ở phổi khiến cho quá trình di chuyển oxy từ phế nang vào máu gặp khó khăn. Đây là lý do khiến cho nồng độ oxy trong máu giảm và dễ gây thiếu oxy lên não.
- Phổi có tiếng ran
Do xơ phổi ảnh hưởng đến túi phế nang nên trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện ra tiếng ran trong phổi.
Tổn thương phổi do xơ phổi không thể khắc phục nên không thể phục hồi chức năng phổi trở về như bình thường. Quá trình điều trị xơ phổi cần đạt được mục tiêu kiểm soát nguy cơ tiến triển nặng, giảm xơ hóa để tăng chất lượng sống cho người bệnh.
Hình ảnh mô phỏng tình trạng xơ phổi do nguyên nhân hút thuốc lá
1.2. Ung thư phổi
Ung thư phổi là sự tăng sinh bất thường của tế bào ác tính ở mô phổi. Những tế bào này có khả năng lan rộng và gây hại cho các bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư phổi thường có hai loại chính là:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chiếm tỷ lệ 85% ca mắc phải, gồm các dạng bệnh ung thư: biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến, biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm tỷ lệ 15% ca bệnh, phát triển nhanh, dễ di căn nên có tiên lượng xấu.
2. Bệnh xơ phổi có phải ung thư không, phân biệt như thế nào?
2.1. Xơ phổi có phải là bệnh ung thư phổi không?
Xơ phổi có phải ung thư không là câu hỏi phản ánh nỗi lo của không ít bệnh nhân khi mắc phải bệnh lý này. Người bệnh cần lưu ý rằng đây là hai bệnh lý khác nhau nhưng lại có một số mối liên quan với nhau. Người bị xơ phổi có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn bình thường, nhất là khi việc điều trị không được diễn ra tích cực và theo dõi định kỳ.
2.2. Khác biệt giữa xơ phổi và ung thư phổi
Do cả hai bệnh lý có những triệu chứng ảnh hưởng đến đường hô hấp khá tương đồng nên người bệnh dễ đặt ra câu hỏi xơ phổi có phải ung thư không. Tuy nhiên, về cơ bản, xơ phổi và ung thư phổi có nhiều điểm khác nhau:
- Về nguyên nhân gây bệnh
+ Xơ phổi: Do tổn thương mô phổi.
+ Ung thư phổi: Do sự tăng sinh không ngừng của tế bào ung thư.
- Về triệu chứng
Cả xơ phổi và ung thư phổi đều khiến người bệnh bị ho, khó thở. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phổi gặp phải tình trạng đau ngực trầm trọng và thường ho ra máu, giai đoạn cuối ung thư phổi có thể sờ được khối u.
- Về khả năng tiến triển của bệnh
+ Xơ phổi: tiến triển chậm, không có di căn.
+ Ung thư phổi: diễn tiến nhanh, có di căn.
Mô phỏng khối u ác tính ở bệnh ung thư phổi
2.3. Mối liên quan giữa xơ phổi với ung thư phổi
Tuy đã biết được xơ phổi có phải ung thư không nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì hai bệnh lý này vẫn có mối liên quan nhất định. So với người bình thường, nguy cơ ung thư phổi ở bệnh nhân xơ phổi cao hơn 5 lần do những tổn thương và viêm nhiễm mạn tính ở phổi. Đặc biệt, tỷ lệ xơ phổi vô căn tiến triển ung thư phổi chiếm khoảng 3 - 15%.
Bệnh xơ phổi có thể diễn biến nghiêm trọng, tăng nguy cơ ung thư phổi nếu người bệnh không được điều trị hiệu quả từ giai đoạn sớm. Mặt khác, ảnh hưởng từ quá trình xạ trị, hóa trị trong điều ung thư cũng có thể gây biến chứng xơ phổi.
Trường hợp bị ung thư đồng thời cũng mắc xơ phổi thì việc điều trị sẽ phức tạp và có tiên lượng xấu hơn nhiều.
3. Phương pháp ung thư phổi cho bệnh nhân xơ phổi
Để phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ xơ phổi tiến triển ung thư phổi. Người bệnh nên tiến hành kiểm tra, sàng lọc sức khỏe định kỳ. Trước đây việc ung thư phổi ở bệnh nhân xơ phổi tương đối khó do xơ hóa mô phổi, cấu hình khối ở rìa xơ hóa dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán.
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ không ngừng về kỹ thuật chẩn đoán trong y học, việc sàng lọc đã trở nên dễ dàng hơn. Quá trình ung thư phổi cho người bị xơ phổi thường sử dụng phương pháp chụp CT-Scanner phổi. Thông qua hình dạng, kích thước của nốt được phát hiện trên phim chụp và mức độ nguy cơ ở từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chẩn đoán xác định. Trường hợp sinh thiết cho bệnh nhân xơ phổi có thể dẫn đến tràn khí màng phổi gây ra biến chứng.
Người bệnh được bác sĩ chẩn đoán, giải thích xơ phổi có phải ung thư không
4. Phòng ngừa xơ phổi bằng cách nào?
Những biện pháp sau có thể tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh xơ phổi:
- Tránh tiếp xúc với các chất gây hại như khói bụi, hóa chất, chất gây kích ứng,...
- Không hút thuốc lá vì đây nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về phổi.
- Khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về phổi hoặc có các yếu tố nguy cơ gây xơ phổi.
Mong rằng câu hỏi xơ phổi có phải ung thư không có lời giải sau những chia sẻ trên đây. Tuy xơ phổi không phải là bệnh ung thư nhưng là bệnh lý nguy hiểm nên dù nghi ngờ bất cứ triệu chứng nào, người bệnh cũng nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được kết luận chính xác.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!