Các tin tức tại MEDlatec
Ý nghĩa của xét nghiệm BUN trong chẩn đoán chức năng gan - thận
- 11/01/2020 | Xét nghiệm BUN giúp đánh giá chức năng gan và thận
- 08/10/2015 | Xét nghiệm BUN đo lượng urea nitrogen - một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu
1. Xét nghiệm BUN được hiểu thế nào?
BUN là từ viết tắt của Blood Urea Nitrogen, được dùng để đo lượng nitơ có trong ure, khác với xét nghiệm ure máu là đo toàn bộ các phân tử ure có trong máu.
Gan là nơi tạo ra amoniac - một sản phẩm có chứa nitơ.
Hình 1: Gan là cơ quan diễn ra quá trình chuyển hóa NH3 thành ure trong cơ thể
Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, đó là một chất thải được tạo thành khí nitơ kết hợp với các chất khác như carbon, hydro,… Protein trong cơ thể có 2 nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh:
+ Nguồn gốc ngoại sinh: có từ thức ăn cung cấp hàng ngày. Các protein trong thức ăn sẽ được các enzyme đường tiêu hóa chuyển thành acid amin và được tái hấp thu để chuyển thành NH3. NH3 sẽ được chuyển thành urê theo chu trình krebs diễn ra tại gan. Sau đó ure sẽ đi từ gan xuống thận. Thận là nơi lọc bỏ ure và các chất thải khác từ máu và các chất thải này sẽ ra ngoài theo đường nước tiểu.
Do đó Xét nghiệm BUN được dùng để đánh giá hoạt động chức năng của gan, thận. Tất cả những nguyên nhân làm bất thường chức năng, hoạt động của gan hay thận sẽ đều dẫn đến thay đổi kết quả xét nghiệm BUN.
- Hiện nay, kết quả xét nghiệm BUN đều được tính dựa trên xét nghiệm ure toàn phần trong máu. Công thức chuyển đổi từ BuN sang ure như sau:
+ Nếu tính theo đơn vị mmol/l thì nồng độ BUN = Ure.
+ Ure = BUN * 2.14 (mg/dL).
2. Xét nghiệm BUN được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm BUN được thực hiện trong một số trường hợp như sau:
- Khi bác sĩ nghi ngờ có những tổn thương thận hoặc muốn đánh giá chức năng thận.
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, xét nghiệm được thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị sau lọc máu.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận.
- Khi có các dấu hiệu tổn thương gan, rối loạn chức năng gan.
- Những trường hợp suy dinh dưỡng.
- Thực hiện cùng với xét nghiệm Creatinin để chẩn đoán những người có nguy cơ cao mắc các bệnh về thận.
- Dùng để chẩn đoán một số bệnh lý khác như: suy tim xung huyết, tắc nghẽn đường tiết niệu,…
Hình 2: Xét nghiệm BUN được thực hiện để đánh giá chức năng gan, thận
3. Xét nghiệm BUN được tiến hành ra sao?
Xét nghiệm được phân tích trên bệnh phẩm là máu tĩnh mạch hoặc một số trường hợp sử dụng nước tiểu 24 giờ.
- Với bệnh phẩm máu tĩnh mạch: bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm. Không nhất thiết người bệnh phải nhịn ăn trước khi tiến hành lấy máu tuy nhiên không nên ăn quá nhiều protein trước đó.
Máu tính mạch sẽ được lấy khoảng 2 - 3 ml sao cho đủ thể tích để làm xét nghiệm. Mẫu máu này sẽ được đựng trong các ống nghiệm chứa máu có sẵn chất chống đông. Lưu ý trong quá trình lấy máu là tránh để máu bị vỡ hồng cầu gây sai số của giá trị xét nghiệm.
- Với bệnh phẩm nước tiểu: bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết quy trình lấy nước tiểu 24 giờ để làm xét nghiệm.
Mẫu máu và nước tiểu sau khi lấy sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm và được phân tích trên hệ thống máy xét nghiệm chuyên biệt. Sau thời gian phân tích, máy sẽ cho ra kết quả. Bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả và thông báo tới bạn.
4. Ý nghĩa của xét nghiệm BUN là gì?
Nồng độ BUN trong máu và nước tiểu ở người khỏe mạnh bình thường là:
- Nồng độ BUN = ure trong máu: 2.5 - 8 mmol/l.
- Nồng độ ure trong nước tiểu: 428 - 714 mmol/ 24 giờ.
- Chỉ số này tăng cao gặp trong các trường hợp:
-
Tăng chuyển hóa protein: gặp trong đói ăn lâu ngày.
-
Hấp thụ quá nhiều protein.
-
Giảm thể tích máu: mất nước, bỏng nặng.
-
Bệnh lý: nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết,…
-
Bệnh lý về thận: suy thận, viêm bể thận, hoại tử ống thận,…
-
Xuất huyết tiêu hóa.
-
Tắc nghẽn đường tiểu.
-
Một số thuốc làm tăng nồng độ ure: một vài loại kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tâm thần, thuốc cản quang,…
Hình 3: Xét nghiệm đo lượng ure có trong máu từ đó tính ra được giá trị BUN
- Giá trị xét nghiệm thấp hơn bình thường gặp trong một số trường hợp:
-
Bệnh nhân suy gan.
-
Suy dinh dưỡng.
-
Cung cấp thiếu protein cho cơ thể.
-
Chế độ ăn nhiều carbohydrate.
5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gan - thận
Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nâng cao sức khỏe bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Tránh xa rượu bia và các đồ uống có hại cho sức khỏe. Từ bỏ thuốc lá.
- Chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay chất béo có hại; thay đổi thực đơn thường xuyên để cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát tốt cân nặng không để cơ thể thừa chất béo phì.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: trái cây, rau xanh, nên ăn nhiều cá, cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày. Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khỏe: kiểm soát tốt đường huyết và theo dõi huyết áp thường xuyên.
Để chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tốt nhất bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm có chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn sức khỏe cho bạn.
Hình 4: Tư vấn kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị tiên phong vè các dịch vụ và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm. Chất lượng xét nghiệm tại Bệnh viện được đánh giá cao, có uy tín trên cả nước. Hệ thống máy móc trang thiết bị công nghệ cao hiện đại đảm bảo mang đến cho bạn kết quả chính xác và nhanh chóng.
Liên hệ đặt lịch khám hoặc cần giải đáp thắc mắc về các dịch vụ khám bệnh tại MEDLATEC khách hàng vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900565656.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!