Tin tức
Bệnh tim có di truyền không, phát hiện sớm bằng cách nào?
- 01/01/2024 | Phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
- 13/11/2024 | Bệnh tim có nên uống nhiều nước? Lợi ích và những lưu ý khi uống nước cho người mắc bệnh tim
- 27/11/2024 | Bệnh tim mạch ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
1. Bệnh tim có di truyền không: mối liên hệ giữa bệnh tim và tính di truyền
1.1. Gen ảnh hưởng như thế nào đối với bệnh tim?
Gen quyết định cách cơ thể xử lý chất béo, cholesterol và kiểm soát huyết áp. Nếu một người mang gen đột biến liên quan đến bệnh tim tức là có nguy cơ cao mắc phải bệnh về tim. Vậy bệnh tim có di truyền không? Số đông các bệnh lý tim đều không di truyền.
Một số bệnh lý tim có tính chất gia đình. Điều này có thể hiểu là xác suất di truyền ở cả nam và nữ như nhau.
Tính chất di truyền của bệnh tim không phải là yếu tố duy nhất. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng có thể xảy ra với các trường hợp duy trì thói quen ăn uống, vận động không khoa học, căng thẳng trong thời gian dài,...
Gen di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở thế hệ kế cận
1.2. Trường hợp nào bệnh tim có yếu tố di truyền?
Xoay quanh vấn đề bệnh tim có di truyền không, đã có nghiên cứu chỉ ra các trường hợp mắc bệnh lý: hội chứng Brugada, cơ tim phì đại, giãn cơ tim,... có yếu tố di truyền gia đình. Cụ thể, di truyền có vai trò làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tim như:
- Bệnh mạch vành: Nếu bố mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh mạch vành sớm, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Bệnh cơ tim: Đây là một nhóm bệnh gây ra bởi bất thường về cấu trúc và chức năng cơ tim, có thể di truyền qua nhiều thế hệ.
- Rối loạn nhịp tim: Một số loại rối loạn nhịp tim cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền.
- Tăng cholesterol gia đình: Tình trạng tăng bất thường nồng độ cholesterol trong máu, gây ra bởi gen di truyền.
2. Cách xác định mang gen đột biến gây bệnh tim di truyền
Để xác định bệnh tim có di truyền không có thể tiến hành đánh giá nhóm bệnh lý tim mạch, xem mình thuộc nhóm nào và nguyên nhân gây bệnh của nhóm ấy là gì. Nếu thuộc nhóm bệnh lý tim có tính chất gia đình thì có thể cần làm xét nghiệm sàng lọc gen.
Bác sĩ tư vấn để người bệnh biết họ có phù hợp để làm xét nghiệm gen di truyền hay không. Tùy vào loại xét nghiệm gen được thực hiện mà thời gian trả kết quả có thể vài tuần hoặc vài tháng.
Xét nghiệm giúp tìm ra đột biến gen có thể là nguyên nhân gây bệnh. Kết quả này cũng là căn cứ giúp định hướng nguyên nhân điều trị và sàng lọc đối với các thành viên khác có nguy cơ cao trong gia đình.
Trường hợp những thành viên trong gia đình chung loại gen đột biến thì sẽ có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, nên kiểm tra định kỳ. Con cái của những người này cũng có nguy cơ di truyền đột biến gen gây bệnh tim nên cũng cần được kiểm tra định kỳ.
Xét nghiệm gen giúp xác định bệnh tim có di truyền không
3. Làm cách nào để sớm phát hiện bệnh tim?
Để không phải trong vòng luẩn quẩn với tâm lý hoang mang bệnh tim có di truyền không, thực hiện một số cách sau đây có thể giúp phát hiện sớm bệnh lý này:
3.1. Chú ý tiền sử gia đình và khám sức khỏe định kỳ
Do yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim nên khi tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh tim, nhất là anh chị em hoặc bố mẹ, người bệnh nên cung cấp thông tin để bác sĩ đánh giá nguy cơ.
Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tim mạch. Bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, kiểm tra nồng độ cholesterol và thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết.
3.2. Kiểm tra chuyên sâu
- Điện tâm đồ (ECG)
Đây là hình thức đo hoạt động điện tim để phát hiện các rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, hoặc bất thường trong hoạt động chức năng tim.
- Siêu âm tim
Cung cấp kết quả về cấu trúc và chức năng tim. Nhờ vậy mà bác sĩ phát hiện được bệnh cơ tim, bệnh van tim hoặc các bất thường ở dòng máu chảy qua tim.
- Xét nghiệm máu
Đo nồng độ cholesterol, triglyceride hoặc đánh giá men tim và các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa khác nếu có để xác định nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI tim
Công nghệ hình ảnh tiên tiến của hai phương pháp này cho phép phát hiện mảng xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu hoặc tổn thương cấu trúc tim mà các xét nghiệm khác không phát hiện được.
- Xét nghiệm điện tim gắng sức
Bệnh nhân được yêu cầu vận động trên máy chạy bộ hoặc xe đạp và bác sĩ sẽ theo dõi điện tâm đồ nhằm phát hiện bệnh tim liên quan đến căng thẳng hoặc hoạt động gắng sức.
Khám tim mạch định kỳ giúp người bệnh sàng lọc nguy cơ, đánh giá đúng khả năng mắc bệnh tim
4. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim như thế nào?
Để chủ động ngăn chặn các nguyên nhân có thể thay đổi trong bệnh lý về tim, không phải lo lắng đến vấn đề bệnh tim có di truyền không, mỗi cá nhân hãy thực hiện những cách sau:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học với sự ưu tiên trái cây tươi, rau xanh và hạn chế chất béo bão hòa.
- Tập thể tối thiểu 30 phút/ngày.
- Học thói quen nói không với bia rượu và thuốc lá.
- Thường xuyên kiểm soát huyết áp, cholesterol, đường huyết.
- Có phương pháp để thư giãn tinh thần, tránh xa stress.
Bệnh tim có di truyền không về cơ bản là có thể di truyền nhưng không xảy ra với mọi ca bệnh. Ngoài gen, môi trường và lối sống cũng là tác nhân gây nên bệnh lý về tim. Việc phát hiện sớm và duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả nhất để mỗi người đều có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
Quý khách hàng cần thăm khám các vấn đề về bệnh lý tim mạch, hãy liên hệ Hotline của Hệ thống Y tế MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!