Tin tức

Bị Polyp hậu môn có nguy hiểm không? Biểu hiện bệnh như thế nào?

Ngày 30/03/2022
Bệnh Polyp hậu môn không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện bệnh hoặc dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác, nhất là bệnh trĩ. Phần lớn các trường hợp mắc Polyp hậu môn thường được phát hiện tình cờ trong những cuộc kiểm tra định kỳ. Vậy bị Polyp hậu môn có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh như thế nào?

1. Bị Polyp hậu môn có nguy hiểm không?

Sự tăng sinh bất thường của các niêm mạc ở trực tràng hình thành những khối Polyp có hình tròn hoặc hình elip được gọi là Polyp hậu môn. Cùng là những khối Polyp nhưng lại có thể mang nguy cơ khác nhau. Cụ thể là: 

- Đối với những khối Polyp tăng sản: Đây là những khối Polyp lành tính và thường ít có nguy cơ tiến triển thành ác tính. Do đó, bệnh nhân không cần quá lo ngại. 

- Đối với những Polyp tuyến hay còn gọi là trường hợp u tuyến: Đây không phải là một dạng khối u ác tính. Tuy nhiên, chúng có nguy cơ cao biến chuyển thành khối u ung thư và để ngăn chặn tình trạng này, bệnh nhân nên phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. 

Polyp hậu môn có thể tiến triển thành ung thưPolyp hậu môn có thể tiến triển thành ung thư

Do đó, cần phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của khối Polyp mới có thể giải đáp thắc mắc “bị Polyp hậu môn có nguy hiểm không”. Ngoài ra, những trường hợp khối Polyp có kích thước quá to cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và cần được phẫu thuật cắt bỏ sớm. 

Bên cạnh nguy cơ tiến triển thành ung thư, các khối Polyp hậu môn cũng có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như sau: 

- Táo bón và biến chứng sa trực tràng: Kích thước các khối Polyp lớn hoặc số lượng các khối Polyp ngày càng tăng mà không được điều trị kịp thời có thể khiến quá trình đào thải phân ra bên ngoài trở nên khó khăn hơn và gây chứng táo bón. Người bệnh cũng gặp khó khăn khi đi đại tiện, có xu hướng rặn mạnh khi đi đại tiện, gây chảy máu và tăng nguy cơ bị sa trực tràng.

- Sức khỏe suy giảm: Đại tiện khó khăn, đại tiện lẫn máu trong suốt một thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh dễ bị thiếu máu với một số biểu hiện như mệt mỏi, da xanh xao, sức khỏe suy giảm. Bệnh nhân gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Bệnh Polyp hậu môn có thể tái phát dù hiếm gặpBệnh Polyp hậu môn có thể tái phát dù hiếm gặp

Ngoài những vấn đề nêu trên, bệnh Polyp hậu môn còn có nguy hiểm ở chỗ, căn bệnh này có thể tái phát trở lại ở một số ít trường hợp. Cụ thể là một số bệnh nhân đã phẫu thuật để cắt bỏ những khối Polyp nhưng chúng vẫn mọc lại, có thể mọc ngay tại vị trí cũ hoặc mọc ở vị trí mới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do trong quá trình cắt bỏ, có một số khối Polyp đã bị bỏ sót và chúng có thể tiếp tục phát triển, có nguy cơ tiến triển ung thư. Chính vì thế, người bệnh cần tái khám sau phẫu thuật để theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Polyp hậu môn 

2.1. Nguyên nhân gây bệnh Polyp hậu môn

Hiện nay, khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Polyp hậu môn, nhưng chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh là yếu tố chủ yếu làm tăng nguy cơ bị bệnh. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố nguy cơ gây bệnh cụ thể dưới đây: 

- Do di truyền nhiễm sắc thể.

- Do cấu tạo hậu môn bị cong hoặc hẹp gây cản trở quá trình đẩy phân ra ngoài và khiến các chất thải bị tồn đọng, gây nhiễm khuẩn niêm mạc và tăng nguy cơ hình thành các khối Polyp.

- Do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn khiến cho hậu môn dễ bị xước, tổn thương, tăng nguy cơ bị bệnh. 

- Do gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian dài khiến phân khô cứng làm tổn thương niêm mạc hậu môn và tăng nguy cơ hình thành các khối Polyp. 

- Do vệ sinh không sạch sẽ. 

- Chế độ ăn uống không khoa học gây kích ứng các cơ quan tiêu hóa, bao gồm hậu môn. 

- Một số trường hợp bị tổn thương bên ngoài hậu môn như mắc bệnh trĩ ngoại, rò hậu môn, áp xe hậu môn,… cũng có nguy cơ cao bị bệnh. 

- Ngoài ra người bị bệnh lao, bị tắc tĩnh mạch ở hậu môn cũng có nguy cơ cao bị Polyp hậu môn. 

2.2. Một số triệu chứng của bệnh

- Chảy máu từ trực tràng.

- Đau bụng: Bệnh nhân bị đau quặn bụng và đau theo từng cơn do những khối Polyp gây tắc một phần ruột. 

Đau bụng là một biểu hiện của bệnhĐau bụng là một biểu hiện của bệnh

- Phân có sự thay đổi về màu sắc, có thể chuyển màu đen. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một số thực phẩm hoặc sử dụng viên bổ sung sắt, màu sắc của phân cũng có thể thay đổi. 

- Biểu hiện thiếu máu(da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, hay bị choáng) do thiếu sắt vì những khối Polyp thường khiến bệnh nhân chảy máu.

- Thói quen đại tiện thay đổi kéo dài. 

Bệnh Polyp hậu môn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, do đó, bạn không nên chủ quan. Nếu phát hiện những triệu chứng phía trên, bệnh nhân nên đi khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng ảo, xét nghiệm phân. Phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật để loại bỏ khối Polyp hậu môn trực tràng, thay đổi lối sống để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. 

Phẫu thuật để cắt bỏ Polyp hậu mônPhẫu thuật để cắt bỏ Polyp hậu môn

Bệnh Polyp hậu môn thường khó nhận biết, do đó những đối tượng có nguy cơ cao, nên tầm soát sớm để kịp thời phát hiện bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám và thực hiện phẫu thuật Polyp hậu môn. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại chính là những ưu điểm vượt trội của MEDLATEC. 

Để được tư vấn chi tiết hơn và đặt lịch khám sớm, mời bạn gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ