Tin tức
3 điều ít biết về tế bào lympho T
- 01/07/2023 | Tăng bạch cầu Lympho là triệu chứng của bệnh lý gì?
- 24/09/2024 | Tiếp cận chẩn đoán u lympho: Góc nhìn và nhận định từ chuyên gia
- 17/02/2025 | U lympho lành tính: Những điều bạn cần biết
1. Tế bào lympho T là gì?
Tế bào lympho T hình thành và phát triển bởi gốc gan hoặc tủy xương và được lưu hành trong máu. Chức năng chính của tế bào này là phòng chống, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, nhờ đó, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, nếu nhiễm bệnh cũng mau khỏi, ít biến chứng.
Cụ thể hơn, lympho T là một loại tế bào bạch cầu nắm giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngay khi cơ thể bị các mầm bệnh, tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập, hệ thống miễn dịch ngay lập tức “gửi tín hiệu” để các tế bào T hoạt động. Lúc này, các tế bào T sẽ không ngừng nhân bản thành nhiều tế bào T mới để ngăn chặn, tấn công và tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Tế bào lympho T lưu hành trong máu với vai trò đặc biệt quan trọng
2. Tế bào lympho T có mấy loại?
Tế bào lympho T có nhiều loại với những đặc trưng và nhiệm vụ riêng biệt.
Tế bào T sát thủ (CD8+)
Còn gọi là tế bào T độc hay Cytotoxic T cells. Tế bào này có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp cận và tiêu diệt các mối nguy hại cho sức khỏe, bao gồm virus, vi khuẩn và tế bào u ác tính (tế bào ung thư).
Tế bào T hỗ trợ (CD4+)
Còn gọi là Helper T cells. Và đúng như tên gọi, tế bào này không trực tiếp tiêu diệt mầm bệnh hay tác nhân có hại mà chủ yếu là phối hợp và hỗ trợ các tế bào khác để thực hiện nhiệm vụ này.
Tế bào T điều hòa
Còn gọi là Regulatory T cells. Cách thức hoạt động của tế bào này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, nhưng về nhiệm vụ, tế bào T điều hòa giúp hệ miễn dịch phân biệt được đâu là tế bào khỏe mạnh, đâu là tế bào mang mầm bệnh để kiểm soát, ức chế những phản ứng thái quá, có hại cho sức khỏe.
Tế bào T ghi nhớ
Còn gọi là Memory T cells. Tế bào lympho T này không trực tiếp tham gia tiêu diệt mầm bệnh nhưng có nhiệm vụ ghi nhớ các đặc điểm của mầm bệnh, kể cả khi mầm bệnh đã bị tiêu diệt và biến mất. Khi các mầm bệnh này quay lại, tế bào T ghi nhớ sẽ “nhận ra” và kích thích hệ miễn dịch hoạt động như những lần trước đó.
Tế bào T tiêu diệt tự nhiên (T NK)
Còn gọi là Natural Killer T cells. Các đặc điểm của tế bào này khá khác biệt với các tế bào T nói trên và hoàn toàn không giống tế bào T sát thủ. Tế bào T tiêu diệt tự nhiên chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ khoảng 1% trong tổng số tế bào T. Nhiệm vụ của tế bào này là nhận diện và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư mà không cần sự kích hoạt đặc hiệu từ kháng nguyên.
Có tới 5 loại tế bào T trong cơ thể với đặc điểm, nhiệm vụ riêng biệt
3. Phương pháp xét nghiệm tế bào lympho T
Xét nghiệm tế bào lympho T thường được thực hiện trong chẩn đoán và điều trị những bệnh lý, hội chứng liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, suy giảm hệ miễn dịch. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số tế bào T cao hay thấp hơn bình thường giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh hoặc theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị.
Trường hợp cần thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạch cầu, bệnh ung thư hoặc trong điều trị bệnh HIV, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm tế bào T. Cụ thể, các trường hợp dưới đây thường được chỉ định làm xét nghiệm này:
- Suy giảm miễn dịch tiên phát ở trẻ em: Là tình trạng trẻ em có hệ thống miễn dịch kém ngay từ khi sinh ra, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh khác.
- Suy giảm miễn dịch thứ phát: Các trường hợp này bao gồm suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, hoặc do tác động của các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm;
- Đánh giá tính trạng miễn dịch trong các trường hợp khác: Bao gồm các tình trạng nhiễm khuẩn, đánh giá phản ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin, theo dõi các bệnh tự miễn, và theo dõi tình trạng các bệnh ung thư liên quan đến hệ miễn dịch.
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm
Để kết quả xét nghiệm được chính xác, trước khi lấy mẫu xét nghiệm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các biểu hiện cơ thể đang gặp phải, đặc biệt là cung cấp những loại thuốc đang sử dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn vừa thực hiện phẫu thuật hay trải qua đợt hóa trị, xạ trị, bác sĩ có thể cân nhắc dời ngày xét nghiệm vì những việc này có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào T trong máu, khiến kết quả sai lệch.
Trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi lấy máu xét nghiệm tế bào T
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm tế bào lympho T
Khi làm xét nghiệm tế bào lympho T, nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu vừa đủ ở tĩnh mạch của cánh tay rồi gửi đến phòng xét nghiệm. Kỹ thuật này khá đơn giản, nhanh chóng, không đau. Bạn có thể đến bệnh viện, các phòng khám của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC khi có nhu cầu làm xét nghiệm này.
MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, giúp mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán, hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Cùng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, tiện lợi, nên bạn hoàn toàn an tâm và hài lòng khi sử dụng.
MEDLATEC hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho khách hàng
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC chỉ cần gọi đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ đặt lịch chủ động, giúp quý khách sử dụng dịch vụ trong thời gian sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
