Tin tức
5 cách tăng sức đề kháng cho bé cha mẹ nên biết
- 11/08/2022 | Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ không nên bỏ qua điều này
- 13/07/2022 | Bổ sung dưỡng chất - Tăng sức đề kháng cho bà bầu nhờ 7 loại thực phẩm quen thuộc
- 13/07/2022 | 6 cách tăng sức đề kháng người lớn ai cũng nên biết
1. Vì sao cần phải tăng sức đề kháng cho bé?
Hệ miễn dịch là “tấm áo giáp” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì hệ miễn dịch rất yếu do chưa phát triển đầy đủ và toàn diện. Những nguồn cung cấp kháng thể thụ động và mang tính tạm thời ở giai đoạn đầu đời của trẻ là:
-
Trẻ có thể an toàn trong quá trình sinh nở là do ở 3 tháng cuối thai kỳ, các kháng thể cần thiết từ cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi.
-
Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp bé có một hệ miễn dịch tốt, đặc biệt là sữa non với lượng lớn các kháng thể mạnh mẽ giúp bé chống lại tác nhân gây bệnh hiệu quả.
Theo thời gian, nguồn kháng thể này giảm dần từ vài tuần đến vài tháng. Khi đó, các tác nhân gây nhiễm trùng sẽ xâm nhập, tấn công cơ thể bé dẫn đến bệnh. Biểu hiện của trẻ khi sức đề kháng giảm sút mà cha mẹ cần lưu ý là thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, thích ăn đồ ngọt, tiêu hóa kém, tiêu chảy, phân sống, mất nước, dễ mệt mỏi, không có năng lượng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất,...
Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất đề kháng quan trọng cho trẻ giai đoạn 6 tháng đầu
Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức phát triển của bé, suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm,... Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chú ý chủ động tăng cường sức đề kháng cho bé.
2. Cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản
Bất kể thời điểm nào, cơ thể non nớt của trẻ cũng có thể bị các tác nhận gây bệnh tấn công. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất là khi giao mùa, các mầm bệnh như virus, vi khuẩn,... phát triển mạnh do sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Để hạn chế những ảnh hưởng của các yếu tố gây bệnh, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo 5 cách tăng sức đề kháng cho bé đơn giản như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ chất rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đồng thời cũng là cách để giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và có thể kéo dài trong khoảng 2 năm.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để giúp trẻ tăng sức đề kháng
Khi trẻ đã biết ăn hay có thể bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm, các mẹ cần chú ý đảm bảo cân đối khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất: Lipid, tinh bột, protein, Vitamin và chất khoáng, không sử dụng quá nhiều gia vị, không quá mặn hay quá ngọt.
Cho trẻ uống đủ nước
Không phải mẹ nào cũng biết việc cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ đang bú, nhất là dưới 6 tháng thì có thể bổ sung nước thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm trở đi thì cần cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây nhưng tuyệt đối không được sử dụng các loại nước có gas, nước ngọt.
Tiêm ngừa đầy đủ
Mẹ trong quá trình mang thai cần tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Đồng thời, trẻ khi được sinh ra cũng sẽ được hướng dẫn tiêm vắc xin ở những thời điểm thích hợp. Các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ như viêm gan siêu vi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não,... và đúng thời gian để đảm bảo cơ thể bé có thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm.
Tiêm ngừa đầy đủ để hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch của trẻ trước mầm bệnh
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não, đồng thời hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý:
-
Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ cho trẻ.
-
Vào buổi chiều nên cho trẻ bú nhiều hơn để đảm bảo đêm ngủ không bị thức giấc do đói nhưng không nên cho bú quá no trước khi trẻ ngủ.
Vận động thường xuyên
Cần phải cho trẻ vận động thường xuyên ở bất kỳ giai đoạn nào nhằm giúp con phát triển thể chất và tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ bắt đầu biết đi, cha mẹ nên cho trẻ vui chơi thoải mái với các môn thể phù hợp. Tuy nhiên, trước khi ngủ tránh cho bé hoạt động quá nhiều có thể khiến giấc ngủ không sâu, dễ giật mình hay thức giấc.
Nhiều phụ huynh còn tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng để bổ sung cho trẻ nhằm giải quyết tình trạng thường xuyên ốm đau lặt vặt. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ được sử dụng trong trường hợp có sự kiểm tra và chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Trong những trường hợp trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài thì có thể hỏi bác sĩ bổ sung men vi sinh để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột.
Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các bậc phụ huynh cần chú ý tăng sức đề kháng cho bé để chống lại các tác nhân nhiễm trùng gây hại cho cơ thể. Những cách tăng cường sức đề kháng tự nhiên không chỉ hỗ trợ vai trò của hệ miễn dịch mà còn đảm bảo sự phát triển đầy đủ về thể chất và não bộ cho trẻ.
Nếu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về các vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ, quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông quan số hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!