Tin tức
5 dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý cha mẹ cần lưu tâm
- 08/04/2025 | Hướng dẫn ba mẹ xử lý đúng cách khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
- 20/05/2025 | Trẻ bị viêm kết mạc mắt có biểu hiện gì và những cách điều trị sớm cho trẻ
- 22/05/2025 | Trẻ bị nôn và đi ngoài phải làm sao: Những điều cha mẹ nên biết để đảm bảo an toàn cho trẻ
1. Như thế nào là sang chấn tâm lý?
Sang chấn tâm lý là trạng thái tâm lý xảy ra khi cá nhân nào đó phải đối mặt trước một sự kiện khiến họ gặp áp lực về tâm lý, không thể quên được nên có nhiều thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi thường ngày. Đây là một dạng sang chấn do ký ức đau đớn tạo ra, trở thành ám ảnh tâm trí, lặp lại nhiều lần trong tương lai.
Có nhiều sự kiện có thể gây nên sang chấn tâm lý và mức độ tổn thương sau sang chấn ở mỗi người không giống nhau. Có những sang chấn đi theo suốt cuộc đời, không có khả năng hồi phục.
2. 5 dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý thường gặp nhất
2.1. Thay đổi cảm xúc bất thường
Thay đổi bất thường về cảm xúc là dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý dễ gặp. Trẻ thường có xu hướng thể hiện cảm xúc tiêu cực và không ổn định như:
- Dễ cáu gắt, tức giận vô cớ.
- Thường xuyên buồn bã, khóc không rõ lý do.
- Tỏ ra sợ hãi, lo âu hoặc hoảng loạn.
- Mất hứng thú với những hoạt động trước đây trẻ vốn yêu thích.
Những thay đổi này kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, không cải thiện dù có sự an ủi từ người thân.
Trẻ bị sang chấn tâm lý rất dễ cáu gắt vô cớ
2.2. Rối loạn giấc ngủ và ăn uống
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến đồng hồ sinh học của trẻ nên cha mẹ sẽ thấy con có sự bất thường như:
- Mất ngủ, giấc ngủ không sâu.
- Thường xuyên hoảng loạn hoặc gặp phải ác mộng trong khi ngủ.
- Biếng ăn hoặc ăn uống thất thường.
- Có biểu hiện đau bụng, buồn nôn không rõ nguyên nhân.
2.3. Trở nên khép kín, thu mình
Nếu trẻ từng hoạt bát bỗng trở nên trầm lặng, tránh giao tiếp với người thân và bạn bè thì đây cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý. Trường hợp này, trẻ thường xuyên:
- Ít nói, ít chia sẻ.
- Né tránh ánh mắt người khác.
- Không muốn tham gia vào hoạt động tập thể hoặc nơi đông người.
- Thích ở một mình, không muốn rời khỏi phòng.
2.4. Suy giảm kết quả học tập
Khi tâm lý bị ảnh hưởng, trẻ thường mất tập trung, khó tiếp thu kiến thức nên kết quả học tập dễ bị giảm sút. Đặc biệt, với những trẻ có kết quả học tốt, cha mẹ có thể nghi ngờ dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý khi có các biểu hiện liên quan như:
- Điểm số giảm sút đột ngột.
- Thường xuyên không hoàn thành bài tập.
- Thường xuyên mất tập trung trong lớp, hay quên đồ dùng học tập.
2.5. Có hành vi bất thường
Một số trẻ bị sang chấn tâm lý có biểu hiện lặp đi lặp lại những hành vi tiêu cực hoặc gây hại cho bản thân như:
- Giật tóc, cắn móng tay, đập đầu.
- Tự làm đau bản thân.
- Nói về cái chết, có ý định tìm đến cái chết.
- Có hành vi hung hăng, bạo lực với người khác.
3. Hậu quả gặp phải khi trẻ bị sang chấn tâm lý kéo dài
Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý để có biện pháp can thiệp phù hợp thì tình trạng này sẽ gây nên nhiều hệ lụy cho trẻ:
3.1. Não bộ bị ảnh hưởng
Sang chấn tâm lý làm gia tăng hormone cortisol ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của não bộ và khiến trẻ bị:
- Khả năng ghi nhớ kém.
- Khả năng xử lý thông tin trong quá trình học tập giảm sút.
- Giao tiếp xã hội hạn chế.
- Khó kiểm soát cảm xúc.
Sang chấn tâm lý kéo dài làm cho trẻ khó kiểm soát được hành vi của mình
3.2. Hình thành rối loạn tâm thần lâu dài
Trẻ bị sang chấn tâm lý không được phát hiện để có biện pháp can thiệp phù hợp có thể gặp phải các rối loạn nghiêm trọng như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn stress sau sang chấn,... Những rối loạn này ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ trong tương lai.
3.3. Có hành vi lệch chuẩn
Trẻ không được hỗ trợ tâm lý kịp thời có nguy cơ phát triển những hành vi không lành mạnh như: dối trá, trốn học, nghiện game, bạo lực học đường, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội,...
3.4. Ảnh hưởng đến quan hệ gia đình - xã hội
Sang chấn tâm lý không được phát hiện, trẻ không được động viên, chia sẻ rất dễ mất niềm tin vào người thân, mất kết nối với bạn bè. Do đó, trẻ sẽ cảm thấy:
- Bị cô lập, không được thấu hiểu.
- Thiếu kỹ năng tham gia hoạt động xã hội.
- Ngại giao tiếp, không dám thể hiện suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình,...
4. Phương pháp giúp trẻ vượt qua sang chấn tâm lý
4.1. Trò chuyện và tạo môi trường sống tích cực
Ngay khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý, cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp như:
- Dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và thể hiện sự thấu hiểu với trẻ, không đổ lỗi hay đánh mắng trẻ. Khi được quan tâm đúng cách, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn và có tâm lý sẵn sàng chia sẻ.
- Hạn chế mâu thuẫn, tiếng la hét trong nhà.
- Dành thời gian tham gia hoạt động chơi và học cùng con.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời cùng gia đình.
- Cùng trẻ tạo lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và duy trì đều đặn thói quen đó.
4.2. Khuyến khích thể hiện cảm xúc
Trẻ nên được hướng dẫn cách diễn đạt cảm xúc của mình một cách lành mạnh như:
- Vẽ tranh, viết nhật ký.
- Đóng kịch, kể chuyện.
- Học cách hít thở sâu.
- Tham gia các lớp kỹ năng quản lý cảm xúc.
Khi có cơ hội thể hiện cảm xúc, trẻ sẽ được giải tỏa áp lực nội tâm, giảm được vấn đề về tâm lý đang gặp phải.
2.3. Thăm khám bác sĩ tâm lý
Nếu trẻ có biểu hiện sang chấn tâm lý kéo dài hoặc nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ tâm lý để được:
- Đánh giá tâm lý.
- Tư vấn và hướng dẫn cha mẹ cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ.
- Áp dụng các liệu pháp điều trị phù hợp cùng bác sĩ chuyên khoa.
Thăm khám bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý giúp tìm ra cách khắc phục tốt nhất cho trẻ
Sang chấn tâm lý ở trẻ là vấn đề không nên chủ quan. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, đồng hành cùng con trong hành trình chữa lành, giúp trẻ tự tin trong cuộc sống.
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hành vi của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để trẻ được thăm khám và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
