Tin tức

9 dấu hiệu gan không tốt có thể bạn chưa biết

Ngày 29/02/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện nay, lối sống thay đổi cùng với những áp lực công việc, học tập và chế độ dinh dưỡng kém khoa học khiến không ít người mắc các bệnh lý về gan. Do vậy, việc trang bị thêm kiến thức về những dấu hiệu gan không tốt để chủ động phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan là điều nên làm. Bài viết sau đây của MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn đọc chủ đề này.

1. Nhận diện 9 dấu hiệu gan không tốt thường gặp

Đặc điểm chung của các bệnh lý về gan là thường ít có dấu hiệu ở giai đoạn đầu hoặc nếu có thì các triệu chứng này khá giống với nhiều bệnh lý khác không phải là gan. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể lưu ý một số dấu hiệu sau đây và nên thăm khám khi các dấu hiệu này không thuyên giảm hoặc xuất hiện đồng loạt cùng nhau:

1.1. Thường xuyên mệt mỏi

Đây là dấu hiệu xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân có vấn đề về gan. Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ mất sức khi vận động hoặc làm việc, khó tập trung. Điều này có thể được giải thích khi chức năng gan bị giảm sút gây ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thần kinh trung ương, từ đó não và gan không có tín hiệu đồng nhất dẫn đến tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân.

Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu gan không tốt phổ biến

Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu gan không tốt phổ biến

Ngoài ra, khi chức năng bị suy giảm khiến tình trạng độc tố tích tụ cũng như hạn chế khả năng dự trữ glucose. Vì thế, cơ thể của người có tổn thương gan dễ bị hạ đường huyết, mệt mỏi, chóng mặt.

1.2. Chán ăn, buồn nôn

Chán ăn, buồn nôn là một trong những dấu hiệu gan không tốt thường gặp nhưng dễ lầm tưởng với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Việc cơ thể thường xuyên chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc buồn nôn là kết quả của quá trình sản xuất dịch mật kém hiệu quả khi gan bị tổn thương.

Đặc biệt, đối với người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc chế độ ăn kém khoa học, nhiều dầu mỡ gây tích tụ chất béo kết hợp với khả năng tiết mật giảm dẫn đến các chất béo không được tiêu hoá. Từ đó gây ra triệu chứng khó tiêu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn kéo dài khi chức năng gan có vấn đề

1.3. Da mẩn ngứa, nổi mụn

Khi cơ thể gặp vấn đề về gan thường dễ xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da như ngứa da, nổi mề đay hoặc nổi mụn nhọt, mụn trứng cá. Để phân biệt với các bệnh lý về da thông thường thì những biểu hiện này trên người có vấn đề về gan thường xuất hiện đột ngột và kéo dài liên tục. Vì thế, nếu cơ thể có các bất thường trên da nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Độc tố tích tụ lâu ngày khiến da nổi mẩn ngứa và mụn

Độc tố tích tụ lâu ngày khiến da nổi mẩn ngứa và mụn

1.4. Màu nước tiểu bất thường

Thường xuyên quan sát màu nước tiểu là một trong những cách theo dõi tình trạng sức khỏe một cách chủ động, giúp phát hiện sớm các bất thường bên trong cơ thể. Trong đó, dấu hiệu gan không tốt là màu nước tiểu thường sẫm màu hơn bình thường do tích tụ nhiều bilirubin mà gan chưa giải phóng được.

Một số trường hợp nước tiểu sẫm màu là biểu hiện của cơ thể thiếu nước và màu sắc sẽ trở lại bình thường khi bù nước kịp thời. Còn đối với các bệnh nhân có vấn đề về gan thì màu nước màu nước tiểu sẽ tăng độ sẫm màu cũng như không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 3 - 5 ngày. Lúc này, việc đi thăm khám sớm là rất cần thiết.

1.5. Hơi thở có mùi hôi

Hơi thở có mùi hôi khó chịu kéo dài mặc dù đã vệ sinh răng miệng hoặc súc miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về gan. Theo cơ chế khoa học, gan có chức năng lọc và đào thải độc tố không tốt cho cơ thể ra ngoài bằng đường phân. Khi cơ chế hoạt động này bị ảnh hưởng khi gan bị tổn thương khiến các hợp chất chứa lưu huỳnh không được đào thải ra ngoài, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng hơi thở.

1.6. Đau vị trí vùng gan

Đau vị trí vùng gan hay chính xác hơn là đau tại vùng hạ sườn bên phải thường là dấu hiệu gan không tốt. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu thì triệu chứng này ít xuất hiện hơn so với những trường hợp viêm gan mạn tính xơ gan, ung thư gan,...

Cơn đau hạ sườn phải phần lớn là dấu hiệu của bệnh lý về gan

Cơn đau hạ sườn phải phần lớn là dấu hiệu của bệnh lý về gan

Nếu có cơn đau bất thường ở vị trí gan nhưng không có dấu hiệu tự cải thiện, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, vàng da,... thì có thể gan đang bị tổn thương và cần điều trị kịp thời.

1.7. Vàng da, vàng mắt

Vàng da, vàng mắt là kết quả của quá trình tích tụ lượng bilirubin vượt ngưỡng thông thường. Ở cơ thể người khỏe mạnh, bilirubin là chất được chuyển hoá ở gan, đào thải ra ngoài qua quá trình lọc thận và một phần qua đường phân. Tuy nhiên, đối với trường hợp chức năng gan suy giảm do viêm gan, tắc ống dẫn mật, ung thư tuyến tuỵ khiến bilirubin tích tụ chủ yếu dưới da và mắt, từ đó xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt.

1.8. Trướng bụng (hay cổ trướng)

Trướng bụng là cảm giác bụng đầy hơi, căng tức thường gặp ở người bị xơ gan. Khi chức năng gan bị tổn thương dẫn đến cơ thể mất khả năng cân bằng lượng protein tự nhiên, từ đó gây tích tụ trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ khiến dịch tích tụ ở vùng bụng gây cảm giác trướng bụng khó chịu, đồng thời nếu để lâu, lượng dịch này có thể tràn đến các cơ quan khác như tay, chân, mặt với các biểu hiện phù bất thường.

1.9. Giảm chất lượng giấc ngủ

Có thể nói gan và não có mối liên quan mật thiết ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể. Khi xuất hiện dấu hiệu gan không tốt khiến độc tố tích tụ nhiều ở gan dẫn qua máu và đến não sẽ dễ gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Giấc ngủ ở người bệnh gan thường không sâu giấc, khó vào giấc và thời gian ngủ ít hơn 5 tiếng. Tình trạng này cũng dẫn đến các biểu hiện thay đổi tính cách trở nên dễ cáu gắt, bực tức, nóng nảy, kém tập trung.

Người mắc bệnh gan thường khó ngủ dẫn đến mất tập trung, dễ cáu gắt

Người mắc bệnh gan thường khó ngủ dẫn đến mất tập trung, dễ cáu gắt

2. Cách phòng ngừa sớm các bệnh lý gan

       Hạn chế sử dụng thức uống có cồn như rượu bia và chất kích thích như thuốc lá.

       Không nên ăn nhiều dầu mỡ .

       Hạn chế tiêu thụ đường như đồ ngọt, bánh kẹo, trà sữa,...

       Tăng cường bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

       Thường xuyên tập thể dục, vận động để tăng quá trình trao đổi chất.

       Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.

       Hạn chế thức khuya.

       Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm A, viêm gan B.

       Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

       Thường xuyên theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm triệu chứng bất thường.

Hạn chế bia rượu, ăn uống lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả

Hạn chế bia rượu, ăn uống lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả

Thực tế, dấu hiệu gan không tốt khá đa dạng nhưng dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Vì thế, nhiều người chủ quan không điều trị kịp thời dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ có vấn đề về sức khỏe thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám và được tư vấn cụ thể hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ