Tin tức
Ascorbic acid vitamin C: mọi điều bạn nên biết
ascorbic acid vitamin c
Ascorbic acid vitamin C: mọi điều bạn nên biết
Ascorbic acid vitamin C chính là vitamin C - một vitamin tan trong nước đảm nhận nhiều vai trò thiết yếu đối với quá trình sinh học của cơ thể. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết về vai trò và nguồn bổ sung vitamin này.
1. Khái quát nguồn gốc và dạng tồn tại của Ascorbic acid vitamin C
1.1. Lịch sử và nguồn gốc vitamin C
Ascorbic acid vitamin C tuy là 2 tên gọi nhưng đều dùng để chỉ vitamin C. Vi chất này được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 20 bởi Albert Szent-Györgyi. Thông qua chiết xuất từ ớt chuông ông đã nhận ra sự có mặt của vitamin C. Nhờ phát hiện này mà ông đã giành được giải Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 1937. Từ đây, y học và dinh dưỡng đã bắt đầu một kỷ nguyên mới về tìm hiểu và nhận thức về vai trò của vitamin C đối với sức khỏe.
Ascorbic acid vitamin C do Albert Szent-Györgyi phát hiện ra vào đầu thế kỷ XX
1.2. Cấu trúc hóa học
Công thức hóa học của Ascorbic acid (vitamin C) là C6H8O6. Đây là hợp chất hữu cơ thuộc nhóm lactone có cấu trúc phân tử gồm 1 nhóm hydroxyl và 1 vòng furan. Chính cấu trúc đó đã giúp vitamin C có khả năng tan trong nước và hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh giúp tế bào được bảo vệ khỏi những tổn thương gây ra từ gốc tự do.
1.3. Các dạng tồn tại
Ascorbic acid vitamin C có thể tồn tại ở nhiều dạng nhưng được chia thành 2 nhóm: dạng tổng hợp sản xuất từ phòng thí nghiệm và dạng tự nhiên từ thực phẩm:
- Dạng tổng hợp từ phòng thí nghiệm: thường được sản xuất dạng bột hoặc viên nén, có mặt chủ yếu trong thực phẩm chức năng và sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.
- Dạng tự nhiên từ thực phẩm: có nhiều trong rau củ, trái cây như: bông cải xanh, ớt chuông, ổ, dâu tây, cam,...
2. Vai trò của Ascorbic acid vitamin C đối với sức khỏe
2.1. Tăng cường hệ miễn dịch
Một trong những vai trò quan trọng nhất của Ascorbic acid vitamin C là tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, đặc biệt là các tế bào lympho và phagocyte, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C còn tăng cường hàng rào bảo vệ của da và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Những lợi ích cơ bản của Ascorbic acid vitamin C
2.2. Chống oxy hóa
Ascorbic acid vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây ra stress oxy hóa, góp phần vào quá trình lão hóa và các bệnh mạn tính như bệnh tim và ung thư.
2.3. Cải thiện sức khỏe làn da
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen - một loại protein thiết yếu mang lại vẻ đẹp săn chắc và đàn hồi cho da. Việc bổ sung đủ vitamin C có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và vết chân chim, đồng thời cải thiện kết cấu và độ sáng của da.
1.4. Hỗ trợ tăng hấp thu sắt
Sắt là khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy trong cơ thể. Vitamin C có khả năng cải thiện sự hấp thụ sắt từ thức ăn, đặc biệt là sắt từ thực vật. Điều này đặc biệt cần thiết đối với người ăn chay hoặc có nguy cơ thiếu sắt.
3. Nguồn bổ sung Ascorbic acid Vitamin C cho cơ thể
3.1. Thực phẩm bổ sung giàu Ascorbic acid Vitamin C
Các loại thực phẩm là nguồn cung cấp Ascorbic acid vitamin C tự nhiên cho cơ thể
- Trái cây
Trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và phổ biến nhất:
+ Cam: trung bình 1 quả cam cung cấp khoảng 70mg vitamin C, tương đương với 78% nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành.
+ Quýt: 1 quả quýt cung cấp khoảng 23mg vitamin C, chiếm khoảng 26% nhu cầu hàng ngày.
+ Bưởi: 1/2 quả bưởi cung cấp khoảng 38mg vitamin C, chiếm 42% nhu cầu hàng ngày.
+ Chanh: 1 quả chanh cung cấp khoảng 30mg vitamin C, chiếm 33% nhu cầu hàng ngày.
+ Đu đủ: 140g đu đủ cung cấp khoảng 88mg vitamin C, chiếm 98% nhu cầu hàng ngày.
+ Dứa: 165g dứa cung cấp khoảng 79mg vitamin C, chiếm 87% nhu cầu hàng ngày.
+ Dâu tây: 150g dâu tây cung cấp khoảng 89mg vitamin C, chiếm 99% nhu cầu hàng ngày.
+ Dâu đen: 1 chén nhỏ dâu đen cung cấp khoảng 30mg vitamin C, chiếm 33% nhu cầu hàng ngày.
+ Quả mâm xôi: 1 chén nhỏ quả mâm xôi cung cấp khoảng 26mg vitamin C, chiếm 29% nhu cầu hàng ngày.
+ Kiwi: 1 quả kiwi cung cấp khoảng 71mg vitamin C, chiếm 79% nhu cầu hàng ngày.
+ Xoài: 1 quả xoài cung cấp khoảng 60mg vitamin C, chiếm 67% nhu cầu hàng ngày.
- Rau xanh
Rau
xanh là nguồn cung cấp Ascorbic acid vitamin C tuyệt vời, đặc biệt là các loại
sau:
+ Cải xoăn: 1 chén cải xoăn sống cung cấp khoảng 80mg vitamin C, chiếm 89% nhu
cầu hàng ngày.
+ Cải bó xôi: 1 chén cải bó xôi nấu chín cung cấp khoảng 18mg vitamin C, chiếm 20% nhu cầu hàng ngày.
+ Cải bắp: 1 chén cải bắp sống cung cấp khoảng 32mg vitamin C, chiếm 36% nhu cầu hàng ngày.
+ Ớt chuông: khoảng 150g ớt chuông cung cấp khoảng 190mg vitamin C, chiếm 211% nhu cầu hàng ngày.
+ Bông cải xanh: 1 chén bông cải xanh nấu chín cung cấp khoảng 81mg vitamin C, chiếm 90% nhu cầu hàng ngày.
+ Cà chua: 1 quả cà chua trung bình cung cấp khoảng 20mg vitamin C, chiếm 22% nhu cầu hàng ngày.
3.2. Thực phẩm chức năng giàu vitamin C
Thực phẩm chức năng cũng là nguồn bổ sung Ascorbic acid Vitamin C hiệu quả cho sức khỏe
- Dạng viên nén hoặc viên nang
Viên nén và viên nang vitamin C là hai dạng phổ biến và tiện lợi để bổ sung vitamin C, đặc biệt phù hợp với những người không thể hấp thụ đủ qua chế độ ăn uống. Trong đó:
+ Viên nén: mỗi viên có liều lượng 500 - 1000 mg.
+ Viên nang: liều lượng tương tự như viên nén nhưng dễ nuốt và khả năng hấp thụ nhanh hơn.
- Dạng bột uống
Vitamin C dạng bột và nước uống cũng là lựa chọn vì rất dễ pha trộn vào đồ uống hàng ngày:
+ Bột vitamin C: có thể pha vào nước, sinh tố hoặc các loại đồ uống khác. Thường có liều lượng từ 1000mg/ thìa cà phê.
+ Nước uống bổ sung: vitamin C bổ sung dạng lỏng thường có hương vị trái cây, dễ uống và hấp thụ nhanh. Một khẩu phần thường cung cấp 500mg - 1000mg vitamin C.
4. Nhu cầu bổ sung Ascorbic Acid Vitamin C cho cơ thể
Liều lượng bổ sung Ascorbic acid vitamin C khuyến nghị hàng ngày thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ, liều lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày nên là:
- Trẻ em: 15 - 75mg tùy theo độ tuổi
- Người lớn: 90mg (nam giới), 75mg (nữ giới).
- Bà bầu và người đang cho con bú: 85 - 120 mg
Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh scorbut với các triệu chứng như mệt mỏi, viêm lợi, chảy máu nướu, dễ bầm tím. Ngược lại, quá liều vitamin C có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy, buồn nôn và sỏi thận. Do đó, việc duy trì liều lượng hợp lý khi bổ sung Ascorbic acid vitamin C là rất quan trọng.
Bổ sung đủ Ascorbic acid vitamin C từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe làn da và tăng khả năng hấp thụ sắt. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C cần được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân và cần lưu ý đến các tương tác và tình trạng sức khỏe đặc biệt.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC vui lòng liên hệ đặt lịch trước qua tổng đài 1900 56 56 56.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!