Tin tức

Bác sĩ chỉ rõ phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Ngày 10/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ con thường hiếu động, thậm chí đó còn là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy trẻ đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ nghịch ngợm quá mức mà không biết mệt mỏi thì mẹ không nên chủ quan vì đây rất có thể là dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ.

1. Triệu chứng nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ

Chia sẻ về tình trạng của con trai mình, chị H.T.L cho biết: “Con trai tôi đã 5 tuổi. Cô giáo thường nhận xét bé nhà tôi thường xuyên nghịch ngợm trong lớp học, thậm chí quậy phá, la hét ngay cả trong giờ học.

Trẻ tăng động hay quậy phá trong giờ học

Trẻ tăng động hay quậy phá trong giờ học

Không chỉ ở lớp học mà ở nhà, bé cũng như vậy. Nhiều khi bé chạy liên tục và dường như không hề cảm thấy mệt mỏi. Dù đã 5 tuổi nhưng việc nói chuyện với bé rất khó khăn. Khi tôi hướng dẫn và dạy bảo bé một điều gì đó, bé rất mất tập trung và không thể kiên nhẫn để nghe đến cuối cùng”.

Câu chuyện của chị T không hiếm gặp, bé trai nhà chị T có thể đang mắc phải chứng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ được viết tắt là ADHD. Đây là một chứng rối loạn phát triển về tâm thần kinh ở trẻ em, thường gặp ở những trẻ từ 3 đến 11 tuổi.

Nếu thấy trẻ có những triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:

- Giảm chú ý:

+ Trẻ không thể ngồi yên tại chỗ.

+ Không tập trung nghe những lời căn dặn, chỉ bảo của thầy cô hay cha mẹ.

+ Trẻ không thích những trò chơi đòi hỏi sự tập trung chú ý.

+ Khi đang làm một việc gì đó, trẻ sẽ rất dễ bị mất tập trung bởi những sự việc xung quanh và trẻ có thể quên ngay những việc đang làm.

+ Trẻ thường xuyên làm thất lạc đồ chơi hoặc các loại đồ dùng học tập.

- Tính hấp tấp, bốc đồng: Là những hành động rất vội vàng. Đôi khi nó không đơn giản như việc tính toán quá nhanh dẫn đến sai đáp số mà trong nhiều tình huống, bé có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, khi trẻ đột ngột chạy qua đường mà không quan sát kỹ, trẻ có thể gặp tai nạn.

Trẻ rất khó ngồi yên tại chỗ

Trẻ rất khó ngồi yên tại chỗ

- Tăng động: Là tình trạng trẻ vận động quá mức với những biểu hiện như sau:

+ Cảm thấy bồn chồn, bối rối tay chân.

+ Bỏ vị trí của mình khi đang ngồi trong lớp học.

+ Kể cả đang ở những nơi không cho phép, trẻ vẫn leo trèo, vận động quá mức,…

+ Việc phải giữ yên lặng đối với trẻ là vô cùng khó khăn.

+ Trẻ di chuyển và hoạt động liên tục mà không có mục đích.

+ Trẻ nói rất nhiều.

+ Trẻ gặp khó khăn khi chờ cô giáo hay bố mẹ đọc hết câu hỏi và thường buột miệng đưa ra câu trả lời.

+ Trẻ không thể chờ đợi trong những tình huống như chờ đến lượt mua hàng, lượt tham gia trò chơi,… nên thường xuyên chen ngang.

2. Tăng động giảm chú ý ở trẻ gây ra những hậu quả như thế nào?

Tuy không gây ra những ảnh hưởng về thể chất nhưng hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ lại gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần và chất lượng sống của trẻ.

Rối loạn tăng động khiến trẻ sa sút trong học tập

Rối loạn tăng động khiến trẻ sa sút trong học tập

Cụ thể như sau:

- Trẻ nhỏ bị bệnh mà không được phát hiện sớm có thể dẫn tới chậm nói, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ, diễn đạt kém.

- Trẻ thiếu tự tin, không biết cách giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập, kết quả học tập ngày càng sa sút, rất khó theo kịp chương trình học với bạn bè cùng trang lứa.

- Tâm lý của trẻ cũng có thể bị rối loạn, trẻ thường tư tị, hay lo lắng và có thể bị trầm cảm.

- Trẻ dễ bị cô lập và trêu chọc bởi bạn bè xung quanh.

- Trẻ bị tăng động giảm chú ý cũng thường nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, trẻ thường khó ngủ, hay gặp mộng mị và thường bị tỉnh giấc giữa đêm.

- Do vận động quá mức và không nhận biết được những hành vi gây nguy hiểm nên trẻ dễ bị chấn thương khi đang vui chơi.

- Trẻ thường có hành vi hung hăng, thích tấn công người khác và dễ bị vướng vào những tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện ma túy.

3. Gợi ý giải pháp xử trí tăng động giảm chú ý ở trẻ

Các chuyên gia khuyên rằng, ngay khi trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, các bậc phụ huynh nên đưa con đến thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho trẻ.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh với mục đích tăng cường và cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với các liệu pháp tâm lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

Mẹ nên giúp trẻ thay đổi hành vi tích cực

Mẹ nên giúp trẻ thay đổi hành vi tích cực

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cẫn hỗ trợ điều trị bệnh cho con tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

- Thay đổi hành vi: Các bậc phụ huynh có thể kết hợp với thầy cô tại nhà trường trong việc giúp trẻ thay đổi, điều chỉnh hành vi tích cực hơn. Chẳng hạn:

+ Khi trẻ làm được những việc tốt, hãy khen ngợi trẻ hoặc tặng trẻ những món quà nhỏ để trẻ có thêm động lực thay đổi.

+ Giúp trẻ lập ra thời gian biểu cho từng công việc, thói quen sinh hoạt mỗi ngày, dù là nhỏ nhất. Đồng thời mẹ cũng động viên con để cố gắng thực hiện theo thời gian biểu từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ. Đây là phương pháp hiệu quả giúp trẻ biết cách sắp xếp công việc và rèn luyện khả năng tập trung.

Cha mẹ nên dành thời gian để kết nối với trẻ

Cha mẹ nên dành thời gian để kết nối với trẻ

+ Cha mẹ cũng nên dành thời gian cho con nhiều hơn. Mỗi cuộc trò chuyện dù ngắn hay dài đều có thể góp phần tạo ra sự kết nối giữa bố mẹ và con cái. Khi nói chuyện với con, nên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.

+ Cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để rèn luyện tính kỷ luật, khả năng ngôn ngữ và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

- Tâm lý trị liệu: Mẹ nên cho con tham gia các bộ môn thể thao để giúp trẻ tăng cường sức khỏe thể chất và giải tỏa bớt năng lượng, phòng tránh tình trạng hiếu đông, nghịch ngợm quá mức. Đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ giải tỏa căng thẳng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống đa dạng dưỡng chất. Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3, kẽm, sắt và hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột hay các loại đồ ăn chế biến sẵn,…

Mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Từ khoá: Trầm cảm

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.