Tin tức
Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm kháng thể Covid là gì?
- 30/11/2021 | BVĐK MEDLATEC thực hiện xét nghiệm Covid-19 khi khách hàng đến khám chữa bệnh
- 02/12/2021 | Định lượng kháng thể Covid-19 bao nhiêu là đủ để chống lại virus SARS-CoV-2?
1. Xét nghiệm kháng thể Covid là gì?
Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại một lượng kháng thể tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng này khá ít và không thể chống lại sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Tiêm vắc xin Covid là cách hiệu quả nhất để có thể làm tăng lượng kháng thể. Ngoài ra, ở những bệnh nhân Covid đã điều trị khỏi cũng có số lượng kháng thể nhiều hơn so với người chưa từng bị nhiễm.
Vậy, xét nghiệm kháng thể Covid là gì? Đây là phương pháp nhằm kiểm tra và xác định xem liệu trong máu của chúng ta đã có đủ kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2 hay chưa. Có 2 kỹ thuật xét nghiệm kháng thể Covid, đó là:
-
Xét nghiệm sắc ký miễn dịch: Đây là phương pháp test nhanh nhằm định tính kháng thể Covid có trong máu. Kỹ thuật thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ tầm không quá 20 phút là đã có kết quả xét nghiệm.
-
Xét nghiệm ELISA: Xét nghiệm này được áp dụng nhằm đo nồng độ kháng thể Covid có trong máu là bao nhiêu. Trái ngược với xét nghiệm sắc ký miễn dịch, phương pháp này thực hiện khá lâu, phải từ 1 đến 5 tiếng đồng hồ mới có kết quả.
Xét nghiệm sắc ký miễn dịch được thực hiện khá nhanh trong vòng chưa tới 20 phút
Lưu ý rằng, kết quả của xét nghiệm kháng thể Covid không thể xác định được người bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu cũng như thực hiện xét nghiệm đúng mục đích để tránh lãng phí tiền bạc và gây tâm lý chủ quan.
2. Những đối tượng có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid?
Xét nghiệm kháng thể Covid có thể áp dụng với những đối tượng sau:
-
Bệnh nhân Covid đã điều trị khỏi để kiểm tra cơ thể đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus mầm bệnh chưa.
-
Bệnh nhân Covid đang trong quá trình điều trị nhằm chẩn đoán hiệu quả điều trị bệnh.
-
Những người đã tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid.
-
Những người có nguy cơ cao mắc Covid như tiếp xúc trực tiếp với F0, trở về từ vùng dịch, làm việc hoặc ở trong những khu cách ly,..
-
Những người được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm để sàng lọc bệnh nhân Covid hoặc phục vụ cho việc nghiên cứu vắc xin.
Người đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid là đối tượng có thể thực hiện xét nghiệm này
3. Xét nghiệm kháng thể Covid được thực hiện với mục đích gì?
Ngoài việc hiểu được xét nghiệm kháng thể Covid là gì, chúng ta cũng cần biết phương pháp này được áp dụng với mục đích gì. Đó là:
3.1. Đánh giá phản ứng miễn dịch
Những bệnh nhân Covid sau khi đã điều trị khỏi sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể. Chính vì vậy, ở những bệnh viện tuyến trung ương sẽ áp dụng phương pháp này để đánh giá kết quả điều trị. Bên cạnh đó, thông qua kết quả xét nghiệm còn giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được phản ứng miễn dịch của cơ thể người bệnh đối với virus SARS-CoV-2 trong tương lai.
3.2. Kiểm tra sự xuất hiện của kháng thể Covid
Khả năng đáp ứng đối với vắc xin của mỗi người là khác nhau. Do vậy, tiến hành xét nghiệm kháng thể Covid sau khi tiêm chủng là cách giúp chúng ta có thể kiểm tra được liệu kháng thể Covid đã xuất hiện chưa và khả năng miễn dịch của cơ thể sau tiêm có cao không.
Kết quả của xét nghiệm kháng thể Covid giúp đánh giá hiệu quả của vắc xin
Nhờ đó, phương pháp này có thể giúp đánh giá được tác dụng của vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể người. Chính vì vậy, kết quả của xét nghiệm kháng thể sẽ mang ý nghĩa quan trọng trong việc điều chế vắc xin Covid.
4. Kết quả của xét nghiệm kháng thể Covid có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả của xét nghiệm kháng thể Covid có ý nghĩa như sau:
4.1. Đối với xét nghiệm sắc ký miễn dịch
Nếu kết quả là:
-
Dương tính: Trong máu đã xuất hiện kháng thể Covid.
-
Âm tính: Trong máu chưa có kháng thể kháng SARS-CoV-2 hoặc chưa đủ để hiện kết quả dương tính.
4.2. Đối với xét nghiệm ELISA
Nếu nồng độ của kháng thể trong máu:
-
Từ 50 AU/mL trở lên: Đáp ứng được miễn dịch sau khi tiêm vắc xin Covid hoặc sau khi đã điều trị khỏi Covid.
-
Dưới 50 AU/mL: Chưa đáp ứng được miễn dịch sau khi tiêm vắc xin Covid hoặc chưa từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
5. Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid?
Với phương pháp xét nghiệm này tuy không thể xác định được người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng lại mang những ý nghĩa quan trọng đối với y học, đặc biệt trong việc điều chế vắc xin. Dưới đây là những lưu ý khi xét nghiệm kháng thể Covid:
-
Xét nghiệm kháng thể có thể đc thực hiện bất kỳ lúc nào và ko liên quan đến bữa ăn.
-
Không nên thực hiện xét nghiệm kháng thể cách quá xa thời điểm đã điều trị khỏi Covid. Bởi vì, lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian chứ không tồn tại mãi mãi.
-
Cũng không nên xét nghiệm ngay sau tiêm vắc xin, vì thời điểm này cơ thể vẫn chưa kịp sản xuất ra kháng thể trong máu. Đây là nguyên nhân khiến cho kết quả xét nghiệm bị âm tính giả.
-
Cần thực hiện đúng chỉ thị 5K của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch cho dù kết quả xét nghiệm kháng thể Covid là dương tính hay âm tính.
Nên nhịn ăn sáng trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm kháng thể Covid
Hiện nay, xét nghiệm kháng thể vẫn chưa được áp dụng rộng rãi như các phương pháp test nhanh Covid hay RT-PCR. Chỉ những bệnh viện tuyến trung ương mới có thể tiến hành xét nghiệm này để đánh giá tình trạng của bệnh nhân nhiễm Covid sau khi đã điều trị khỏi và chuẩn bị xuất viện.
Ngoài ra, tại một số bệnh viện Quốc tế cũng đang triển khai dịch vụ xét nghiệm kháng thể Covid nếu như khách hàng có yêu cầu. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu kỹ cũng như cân nhắc việc lựa chọn địa chỉ uy tín có thể thực hiện được xét nghiệm này để tránh mất thời gian và tiền bạc.
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn hiểu được xét nghiệm kháng thể Covid là gì. Nếu cần được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan hoặc về tình trạng sức khỏe bản thân, hãy liên hệ ngay qua đường dây nóng của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!