Tin tức
Bác sĩ tư vấn: Khi nào bạn cần thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày?
- 05/02/2021 | Ung thư dạ dày và những điều chưa biết về chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori
- 04/05/2021 | Ung thư dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh?
- 19/03/2021 | Người mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
1. Ung thư dạ dày nguy hiểm như thế nào?
WHO (tổ chức y tế thế giới) đã công bố rằng bệnh ung thư dạ dày là loại ung thư có tần suất xuất hiện cao đứng thứ 3 (chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan). Mặt khác, ở những đất nước chưa phát triển thì con số những ca mắc bệnh ung thư dạ dày có khả năng gây tử vong là cực kì cao. Ngay tại nước ta, mỗi năm có tới 86% những ca bệnh ung thư dạ dày bị tử vong do phát hiện bệnh tình qua muộn nên không thể chữa trị được nữa. Thậm chí ở đất nước có nền khoa học, nền y tế rất phát triển như Mỹ hay Nhật Bản cũng không đưa ra được biện pháp chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày ở những giai đoạn cuối.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày chủ yếu tập trung ở các yếu tố như:
-
Loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân điển hình gây ra bệnh ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây ra các tổn thương nặng đến vùng niêm mạc dạ dày, tạo tiền đề cho sự phát triển các khối u ác tính.
-
Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày cấp, mãn tính nếu không có biện pháp điều trị sớm và đúng cách thì khả năng cao sẽ dẫn tới tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày.
Những trường hợp bị viêm loét dạ dày mãn tính có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn bình thường
-
Những đối tượng có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày và được chỉ định phẫu thuật sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao.
-
Yếu tố di truyền cũng được xem là nguyên nhân điển hình của căn bệnh quái ác này. Thông thường những người bị mắc các bệnh di truyền như ung thư đại trực tràng, hội chứng đa polyp tuyến,... có ảnh hưởng đến sự phát triển các khối u trong dạ dày.
-
Thói quen ăn uống cũng sẽ là mầm mống gây ra các bệnh viêm nhiễm dạ dày hay ung thư dạ dày (Các loại thức ăn có chứa hàm lượng Nitrat cao). Thói quen sử dụng quá nhiều các loại đồ uống chứa cồn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ.
-
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày như: Có nhóm máu A, tình trạng béo phì, giới tính (số lượng ca bệnh ở nam nhiều gấp đôi ở nữ giới), tình trạng kinh tế,...
Vậy thì làm cách nào để phát hiện ra bệnh sớm? Khi nào bạn cần sàng lọc ung thư dạ dày để có phương hướng điều trị kịp thời?
2. Khi nào bạn cần sàng lọc ung thư dạ dày?
Bệnh ung thư dạ dày mặc dù có thể được điều trị khỏi và có khả năng duy trì được sự sống thêm mấy năm nữa, thế nhưng trường hợp này chỉ xảy ra khi bệnh tình được phát hiện ở giai đoạn đầu. Vậy thì những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày là gì?
-
Vùng thượng vị thường bị đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày, đặc biệt các cơn đau xuất hiện khi bụng đang đói.
-
Hay có triệu chứng buồn nôn, ợ chua, chướng bụng và đại tiện ra phân có màu đen. Triệu chứng ợ hơi có thể sẽ xuất hiện liên tục thậm chí khi không uống nước có gas, ăn no hay ăn đồ ăn cay nóng.
-
Không có cảm giác muốn ăn dẫn tới nguy cơ sụt cân nhanh, cơ thể suy nhược.
-
Khối u nếu nằm ở gần tâm vị sẽ khiến người bệnh khi ăn thường dễ bị nghẹn hơn bình thường.
-
Một vài trường hợp người bệnh có thể bị nôn ra máu, hoặc đi ngoài kèm máu đỏ tươi.
Thường xuyên bị đau bụng vùng thượng vị (phía trên rốn) có thể là dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày
Hầu hết các dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu không phải lúc nào cũng rõ ràng, việc phát hiện bệnh tình sớm bởi việc phát hiện các triệu chứng bệnh là rất khó khăn. Vậy thì khi nào bạn cần thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày?
Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo nên thực hiện các sàng lọc ung thư dạ dày ngay khi bạn bước sang tuổi ngoài 40. Tuy nhiên, các trường hợp người bệnh thuộc diện các nhóm sau đây nên thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày sớm hơn:
-
Những người có tiền sử bị mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, nhiễm khuẩn HP.
-
Những đối tượng có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng hoặc hội chứng đa polyp.
-
Những người đã từng phẫu thuật cắt dạ dày do điều trị bệnh.
-
Những đối tượng thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
-
Những người có những triệu chứng bệnh về dạ dày và có nghi ngờ bị ung thư dạ dày.
Những người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao vì vậy cần được sàng lọc ung thư sớm
Thông qua nghiên cứu từ Hiệp hội ung thư Nhật Bản thì việc sàng lọc ung thư dạ dày nên được thực hiện qua 2 bước chính. Bước đầu tiên, người bệnh nên dự phòng trường hợp có thể bị ung thư dạ dày bằng cách thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn, sinh hoạt cá nhân an toàn sạch sẽ, tránh xa các chất kích thích,... các biện pháp này nhằm mục đích giúp người bệnh có thể tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật cũng như giảm thiểu các yếu tố gây ra bệnh.
Bước thứ hai là tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín để tiến hành sàng lọc ung thư. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các cách thức khác nhau để xác định nguy cơ mắc ung thư dạ dày từ các tổn thương có thể gây ra ung thư như: Tình trạng loạn sản, dị sản ruột, hội chứng Adenoma và các dấu hiệu ung thư khác,...
Hiện này có rất nhiều bệnh viện có thể thực hiện các phương pháp sàng lọc ung thư dạ dày hiệu quả và sẽ được thực hiện qua 4 bước sau đây:
-
Xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
-
Tiến hành xét nghiệm HP.
-
Sinh thiết các mô bệnh học.
-
Theo dõi tình trạng để xác định có cần phải nội soi lại hay không và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể cho từng giai đoạn bệnh.
Quý bạn đọc có thể thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC bằng cách gọi đến số 1900565656 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám chữa bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!